Việt Nam không tài trợ khủng bố

© Ảnh : VTCThiếu tướng Lương Tam Quang.
Thiếu tướng Lương Tam Quang. - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Tại Việt Nam chưa để xảy ra khủng bố quốc tế, chưa phát hiện hoạt động rửa tiền và tài trợ khủng bố.

Đoàn Bộ Công an Việt Nam dự Hội nghị về phòng chống tài trợ khủng bố

Đoàn Đại biểu cấp cao Bộ Công an Việt Nam dưới sự dẫn đầu của Thứ trưởng Bộ Công an, Trung tướng Lương Tam Quang đã tham dự Hội nghị cấp Bộ trưởng lần thứ hai về phòng chống tài trợ khủng bố do Bộ Nội vụ Australia tổ chức tại thành phố Melbourne trong hai ngày 7-8.11.2019.

Tại sự kiện này, thay mặt Đoàn Đại biểu cấp cao Bộ Công an Việt Nam, Thứ trưởng Lương Tam Quang đã có bài phát biểu tại phiên thảo luận thứ nhất của Hội nghị về “Các mối đe dọa khủng bố mới nổi”.

Cờ Việt Nam và Đảng Cộng sản - Sputnik Việt Nam
Lần đầu tiên Việt Nam thực hiện đánh giá rủi ro rửa tiền, tài trợ khủng bố

Đại diện Việt Nam đánh giá rất cao việc Bộ Nội vụ Australia tổ chức Hội nghị lần này, đồng thời, Trung tướng Quang cũng đã nêu bật chủ đề “Không cung cấp tiền cho khủng bố”.

Theo Thứ trưởng, việc không tài trợ tài chính, tiền, cơ sở vật chất cho khủng bố chính là sự lựa chọn phù hợp trong bối cảnh tình hình khủng bố bùng phát và gia tăng ở nhiều quốc gia, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hòa bình, an ninh thế giới và khu vực.

Không chỉ riêng Việt Nam, hiện nay nhiều nước trên thế giới nhận thấy yêu cầu cấp thiết phải phát hiện, ngăn chặn và tiêu diệt các mạng lưới tài trợ khủng bố. Để làm được điều nay, mỗi quốc gia phải xây dựng năng lực pháp lý, quản lý tài chính, thực thi pháp luật nhằm chống rửa tiền và tài trợ khủng bố một cách có hiệu quả.

Trung tướng Lương Tam Quang khẳng định: “Đối với Việt Nam, phòng, chống khủng bố không chỉ nhằm đáp ứng các cam kết quốc tế mà còn vì sự nghiệp ổn định chính trị, phát triển kinh tế bền vững của đất nước trong điều kiện hội nhập quốc tế sâu rộng. Tại Việt Nam chưa để xảy ra khủng bố quốc tế, chưa phát hiện hoạt động rửa tiền và tài trợ khủng bố”.

Quyết tâm phòng, chống khủng bố được Nhà nước, Chính phủ Việt Nam thể hiện rất rõ qua việc ban hành nhiều văn bản pháp luật về phòng, chống khủng bố. Việt Nam luôn tích cực tham gia các điều ước quốc tế của Liên hợp quốc về chống khủng bố và là thành viên của Công ước ASEAN về chống khủng bố. Cùng với việc tăng cường hợp tác đa phương, Việt Nam đã ký kết nhiều Hiệp định song phương với các nước về tương trợ tư pháp hình sự, dẫn độ và hợp tác đấu tranh phòng, chống tội phạm, trong đó có khủng bố quốc tế. Chính phủ Việt Nam cũng đã thành lập Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống khủng bố.

Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng trả lời báo chí và thông báo một số hoạt động đối ngoại của Việt Nam trong thời gian tới. - Sputnik Việt Nam
Việt Nam là quốc gia hàng đầu về rửa tiền?

Sau khi trở thành thành viên chính thức của Nhóm Châu Á - Thái Bình Dương về chống rửa tiền vào năm 2007, Việt Nam đã tích cực thực hiện nghĩa vụ và thể hiện mình là một quốc gia có trách nhiệm. Hà Nội luôn nỗ lực nhằm thực hiện hiệu quả công tác phòng, chống rửa tiền, chống tài trợ khủng bố, qua đó thể hiện cam kết của Chính phủ nhằm góp phần vào nỗ lực chung của cộng đồng quốc tế về phòng, chống rửa tiền, chống tài trợ khủng bố.

Việt Nam đề nghị tăng cường hơn nữa quan hệ hợp tác giữa cơ quan thực thi pháp luật các nước để kiểm soát, ngăn chặn các nguồn tài trợ và các trang mạng Internet truyền bá tư tưởng khủng bố. Phối hợp chặt chẽ trong quản lý xuất cảnh, nhập cảnh, quản lý và xử lý các vấn đề phát sinh liên quan đến di trú; bảo đảm an ninh cộng đồng người nước ngoài trên lãnh thổ của nhau để cuộc đấu tranh phòng, chống rửa tiền và chống tài trợ khủng bố đi vào chiều sâu, có hiệu quả thiết thực.

Bên cạnh đó, cần tiếp tục xây dựng, bổ sung, hoàn thiện cơ chế hợp tác song phương và đa phương về đấu tranh phòng, chống khủng bố; thường xuyên tổ chức các diễn đàn quốc tế và khu vực để cập nhật tình hình, chia sẻ thông tin, trao đổi kinh nghiệm về chống rửa tiền và tài trợ cho khủng bố, để đề ra các giải pháp hữu hiệu nhằm phát hiện, đấu tranh có hiệu quả với loại tội phạm nguy hiểm này.

Việt Nam kiên quyết chống hoạt động rửa tiền, tài trợ khủng bố

Tháng 5.2019, Chính phủ Việt Nam đã ban hành Kế hoạch hành động giải quyết những rủi ro rửa tiền, tài trợ khủng bố giai đoạn 2019-2020 nhằm tăng cường phòng, chống rửa tiền, áp dụng các chuẩn mực và thông lệ quốc tế trong lĩnh vực này.

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Lê Minh Hưng trả lời chất vấn của Đại biểu Quốc hội ngày 16/11.  - Sputnik Việt Nam
Thanh tra Chính Phủ chỉ đạo phòng, chống rửa tiền và tài trợ khủng bố ở Việt Nam

Ngoài việc nâng cao nhận thức trong toàn dân, hoàn thiện hệ thống pháp luật, Việt Nam đã và đang đẩy mạnh hoàn thiện hệ thống tài chính-ngân hàng, hiện đại hóa hạ tầng, công nghệ, nâng cao năng lực quản trị theo các chuẩn mực và thông lệ quốc tế để phòng chống tội phạm trong lĩnh vực tài chính tiền tệ, trong đó có hoạt động rửa tiền, tài trợ khủng bố.

“Nhận thức rõ rửa tiền là một vấn đề nghiêm trọng mang tính toàn cầu, thời gian qua, Việt Nam coi trọng đẩy mạnh hợp tác quốc tế nhằm đóng góp tích cực và có trách nhiệm trong việc phòng, chống tội phạm rửa tiền xuyên quốc gia. Hiện nay, Việt Nam là thành viên của Nhóm châu Á-Thái Bình Dương về phòng chống rửa tiền và chống tài trợ khủng bố (APG) và là quan sát viên của Nhóm các đơn vị tình báo tài chính (Nhóm Egmont). Nỗ lực và kết quả trong phòng, chống rửa tiền của Chính phủ Việt Nam đã được các tổ chức quốc tế, trong đó có APG ghi nhận và đánh giá cao”, Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng tuyên bố.

Theo lộ trình, dự kiến trong 3 tháng cuối năm 2019, APG sẽ vào Việt Nam tiếp tục đánh giá về cơ chế phòng chống rửa tiền, tài trợ khủng bố của Việt Nam theo 40 khuyến nghị mới của FATF. Thực hiện nghĩa vụ thành viên và triển khai nhiệm vụ Chính phủ giao, hiện nay Ngân hàng Nhà nước Bộ Công an, Bộ Tư pháp và các bộ, ngành đang phối hợp xây dựng và thực hiện Kế hoạch tổng thể chuẩn bị cho việc đánh giá đa phương của APG. Trong đó, cả định hướng chỉnh sửa Luật phòng chống rửa tiền cho phù hợp với các chuẩn mực quốc tế và yêu cầu thực tiễn của Việt Nam.

Việt Nam công bố tổ chức, cá nhân liên quan đến khủng bố, tài trợ khủng bố

Ngày 9.8.2019, Bộ Công an Việt Nam đã công bố danh sách tổ chức, cá nhân liên quan đến khủng bố, tài trợ khủng bố trên cơ sở khuyến nghị của Lực lượng đặc nhiệm tài chính (FATF) về chống rửa tiền và tài trợ khủng bố và đề nghị của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB).

Tiền VND - Sputnik Việt Nam
Không để Việt Nam thành “thiên đường” rửa tiền, trốn thuế
Theo Bộ Công an Việt Nam: “Ngoài Danh sách tổ chức cá nhân liên quan đến khủng bố, tài trợ khủng bố do Việt Nam chỉ định đã công bố là “Tổ chức khủng bố Việt Tân” và “Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời”, Bộ Công an bổ sung thêm Danh sách tổ chức, cá nhân liên quan đến khủng bố và tài trợ khủng bố do Hội đồng Bảo an Liên Hợp quốc chỉ định”.

Theo đó, Bộ Công an yêu cầu các tổ chức tài chính, tổ chức, cá nhân kinh doanh ngành nghề phi tài chính và các cơ quan, tổ chức liên quan phải có trách nhiệm thực hiện không trì hoãn việc phong tỏa, niêm phong, tạm giữ, xử lý tiền, tài sản liên quan tới các tổ chức, cá nhân khủng bố, tài trợ khủng bố do Hội đồng Bảo an Liên Hợp quốc chỉ định hoặc do Việt Nam chỉ định.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала