Xuất khẩu gỗ Việt Nam sẽ đạt 20 tỷ USD vào năm 2025

© Ảnh : Chuyện Tạo MẫuNgành gỗ
Ngành gỗ - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Với những tiềm năng hiện có, Chính phủ và doanh nghiệp ngành gỗ Việt Nam đặt mục tiêu đạt tổng giá trị xuất khẩu 20 tỷ USD vào năm 2025.

Sáng 18/11, tại Hà Nội, Hiệp hội gỗ và lâm sản Việt Nam tổ chức Đại hội nhiệm kỳ 4 (2019-2024). Ông Đỗ Xuân Lập, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần kỹ nghệ gỗ Tiến Đạt, Bình Định được bầu làm Chủ tịch Hiệp hội, theo VOV.

Sản xuất gỗ - Sputnik Việt Nam
Thoát tầm ngắm của Mỹ: Việt Nam cam kết chống gian lận xuất xứ

Tại Đại hội lần này, lãnh đạo các bộ, ban ngành, địa phương và doanh nghiệp đã phân tích những cơ hội và thách thức của ngành gỗ Việt Nam cũng như đề xuất những giải pháp để phát triển lĩnh vực này trong thời gian tới.

Những năm qua, ngành chế biến gỗ Việt Nam liên tục tăng trưởng và có bước phát triển đột phá. Hiện nay, Việt Nam là nước xuất khẩu gỗ lớn thứ 2 châu Á, sau Trung Quốc và là một trong 5 nước xuất khẩu gỗ hàng đầu thế giới. Năm 2019, dự kiến kim ngạch xuất khẩu gỗ và lâm sản đạt 11 tỷ USD, doanh thu tại thị trường nội địa đạt khoảng 3 tỷ USD. Đến nay, cả nước đã có 5.400 doanh nghiệp, tạo công ăn việc làm ổn định cho hơn 500.000 lao động.

Với vai trò là tổ chức đại diện cho cộng đồng doanh nghiệp gỗ, Hiệp hội gỗ và lâm sản Việt Nam đã có nhiều hoạt động như: Tham vấn chính sách, xúc tiến thương mại, tham gia xây dựng các tiêu chuẩn-kỹ thuật trong lĩnh vực chế biến gỗ, góp phần thúc đẩy ngành gỗ phát triển. Hiệp hội gỗ và lâm sản Việt Nam cũng khẳng định vai trò quan trọng về phản biện chính sách, kết nối doanh nghiệp hội nhập quốc tế trong bối cảnh Việt Nam đàm phán và ký kết các Hiệp định đa phương và song phương như: EVFTA, CPTPP, VPA.

Với những tiềm năng hiện có, Chính phủ và doanh nghiệp ngành gỗ Việt Nam đặt mục tiêu đạt tổng giá trị xuất khẩu 20 tỷ USD vào năm 2025. Tuy nhiên, ngành gỗ đang phải đối mặt với những rủi ro về thị trường. Nguy cơ gian lận thương mại về xuất xứ sản phẩm ngày càng gia tăng ảnh hưởng tới uy tín của sản phẩm gỗ nước ta trên thị trường thế giới.

 Hàng Trung Quốc - Sputnik Việt Nam
Việt Nam quyết chặn hàng Trung Quốc và cuộc chiến chống phòng vệ thương mại

Bên cạnh đó, các vụ kiện chống bán phá giá, chống trợ cấp có diễn biến phức tạp. Cuộc chiến thương mại trên thế giới có chiều hướng kéo dài và khó lường, tác động đến các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ và lâm sản nước ta. Để vượt qua thách thức, các doanh nghiệp cần có sự liên kết, hợp tác và hỗ trợ nhau cùng phát triển. Hiệp hội gỗ và lâm sản Việt Nam cần phối hợp với các bộ, ngành, kịp thời đề xuất các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp.

Ông Nguyễn Chánh Phương, Ủy viên thường trực Hiệp hội gỗ và lâm sản Việt Nam cho biết:

"Chúng ta có nhiều FTA, trong đó có ảnh hưởng trực tiếp đến ngành gỗ, nên cần có sự đồng thuận về chính sách. Vai trò của Hiệp hội gỗ và lâm sản Việt Nam sắp tới sẽ cần tiếp tục nâng cao để tạo sựu đồng thuận của doanh nghiệp đối với các chính sách mà Chính phủ đã cam kết tham gia. Cộng đồng doanh nghiệp mà đoàn kết thì sẽ có những thông tin tốt, có những phản biện để Chính phủ có chính sách thúc đẩy sự phát triển chung của ngành".
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала