Lý do không dùng VAR trong trận Việt Nam gặp Thái Lan

© Ảnh : Trọng Đạt – TTXVNVới lợi thế sân nhà, HLV Park Hang-seo đã cho các học trò sớm đẩy cao đội hình tấn công về phía khung thành Thái Lan ngay từ đầu trận đấu, nhưng các cầu thủ Thái Lan cũng thi đấu rất kỷ luật và quyết liệt trong tranh chấp bóng
Với lợi thế sân nhà, HLV Park Hang-seo đã cho các học trò sớm đẩy cao đội hình tấn công về phía khung thành Thái Lan ngay từ đầu trận đấu, nhưng các cầu thủ Thái Lan cũng thi đấu rất kỷ luật và quyết liệt trong tranh chấp bóng - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Quyết định của trọng tài Ahmed Al Kaf không công nhận bàn thắng của Tiến Dũng hiện vẫn gây tranh cãi. Vì sao AFC không dùng công nghệ VAR trong trận Việt Nam gặp Thái Lan tối qua trên sân Mỹ Đình?

Trọng tài Oman đúng hay sai trong trận Việt Nam-Thái Lan?

Những trận cầu giữa Việt Nam và Thái Lan luôn nghẹt thở từ đầu đến cuối. Đây vốn là hai đội bóng có nhiều duyên nợ với nhau trong lịch sử.

Trận tối qua trên sân Mỹ Đình là một minh chứng. Suốt hơn 90 phút thi đấu chính thức, hai đội tuyển đã có những đòn “ăn miếng trả miếng” cùng những tình huống nhạy cảm. Việt Nam đã ít nhất hai lần phải nhận quyết định bất lợi của trọng tài chính Ahmed Al-Kaf, trong trận hòa 0-0 với Thái Lan trên sân Mỹ Đình tối 19.11. Trong đó, có quyết định không công nhận bàn thắng của Bùi Tiến Dũng vào lưới tuyển Thái Lan của trọng tài người Oman Ahmed Al Kaf gây tranh cãi dữ dội.

 HLV trưởng đội tuyển quốc gia Việt Nam Park Hang-seo trả lời các câu hỏi của giới truyền thông trong buổi họp báo. - Sputnik Việt Nam
Căng thẳng giữa HLV Park với trợ lý HLV Thái Lan: "Nếu anh ta thích chiến đấu, tôi sẵn sàng"

Theo đó, trọng tài người Oman đã chỉ tay vào chấm 11m ở phút thứ 27 khi Thái Lan được hưởng quả phạt góc bên cánh phải, trung vệ Manuel Birh lên tấn công và ngã ngay trong vòng cấm.

Quyết định này của trọng tài khiến rất nhiều cầu thủ Việt Nam trên sân và người hâm mộ ngỡ ngàng. Sau đó Văn Hậu được xác định là đã phạm lội.

Trong tình huống này, khi theo dõi pha quay chậm dễ dàng nhận thấy rằng Đoàn Văn Hậu đã có động tác đẩy Manuel Tom Bihr khiến trung vệ của ĐT Thái Lan té ngã. Trong tình huống này, trọng tài Ahmed Al-Kaf  ở một góc quan sát rất thuận lợi nên có thể dễ dàng đưa ra quyết định của mình. Đặc biệt là trong một trận đấu nóng như Việt Nam và Thái Lan

“Đây là quyết định nghiêm khắc nhưng cũng chuẩn xác từ trọng tài”, trang Fox Sports bình luận.

Đến phú thứ 32, từ pha đá phạt góc của Quang Hải, Bùi Tiến Dũng đã đánh đầu đưa bóng vào lưới của tuyển Thái Lan. Tuy nhiên, khi các cầu thủ Việt Nam chưa kịp ăn mừng thì vị vua áo đen đã ra hiệu phát bóng lên cho đội khách.

Lý do trọng tài người Oman không công nhận bàn thắng của Bùi Tiến Dũng là do ông cho rằng Đoàn Văn Hậu đã có pha phạm lỗi đối với thủ thành Kawin Thamsatchanan của Thái Lan.

“Đây là quyết định có lý của ông Ahmed Al-Kaf. Cụ thể, đối với những lỗi liên quan  tới thủ môn, luật FIFA nói rõ có hai trường hợp đó là cản trở thủ môn phát bóng và cản trở thủ môn di chuyển một cách không công bằng. Trong tình huống của Đoàn Văn Hậu nằm ở trưởng hợp thứ hai, dù là người bật cao trước nhưng tình huống này bóng đang ở ngoài tầm với của cầu  thủ mang áo số 5 của Việt Nam và pha bật cao của Đoàn Văn Hậu cùng pha cài tay của anh đã cản trở việc di chuyển của Kawin Thamsatchanan khiến thủ thành của Thái Lan không thể cản phá quả đánh đầu của Bùi Tiến Dũng. Ngoài ra, cùi chỏ của Đoàn Văn Hậu cũng đã đập vào phần mặt của thủ thành đang khoác áo Oud-Heverlee Leuven”, Fox Sports nhận xét.

Tuy nhiên, ở một góc nhìn khác, đánh giá về tình huống này, Trưởng Ban trọng tài VFF, cựu Còi vàng Dương Văn Hiền cho biết, Việt Nam mất oan bàn thắng trong tình huống này và quyết định của trọng tài là không chính xác.

“Bùi Tiến Dũng đã bị mất oan bàn thắng. Đó là tình huống trọng tài thổi phạt Văn Hậu, nhưng không chính xác. Trong pha đó, Văn Hậu nhảy lên đánh đầu, còn thủ môn từ trong lao ra. Theo luật, trong vòng 5m, các thủ môn chỉ có tay hơn cầu thủ, còn mọi va chạm khác đều bình thường như nhau. Bóng đá có va chạm, chẳng lẽ cứ va chạm như vậy là thổi phạt cầu thủ? Tôi rất tiếc khi người đồng nghiệp của mình có quyết định sai lầm làm tuyển Việt Nam mất đi bàn thắng quý giá. Còn ở tình huống Việt Nam bị thổi phạt 11m thì quyết định của ông Ahmed Alkaf chính xác”.

Theo luật, có ba tình huống tranh chấp giữa cầu thủ và thủ môn trong vòng cấm địa: Tranh chấp 50/50 giữa thủ môn và cầu thủ đối phương, thủ môn chuẩn bị bắt bóng và bị cầu thủ đối phương tranh chấp và cầu thủ đối phương bật lên mà không tranh chấp với ai trước khi thủ môn lao ra cản bóng.

Văn Toàn (9) thi đấu rất tích cực bên phía cánh phải - Sputnik Việt Nam
Việt Nam hòa Thái Lan 0:0: Trận đấu nghẹt thở của hai nền bóng đá hàng đầu Đông Nam Á

Trong hai trường hợp đầu, trọng tài sẽ luôn thổi có lợi cho thủ thành và phạt cầu thủ đối phương. Tuy nhiên pha bóng của Văn Hậu với Kawin lại nằm ở trường hợp thứ 3.

Theo nhiều chuyên gia, ở tình huống này, Văn Hậu đã bật lên đánh đầu trước khi thủ thành Kawin của Thái Lan lao đến. Kawin là người lao đến sau và va chạm với Văn Hậu. Theo luật, tình huống này không thể thổi phạt Văn Hậu. Thêm nữa, không có bất kỳ luật nào quy định khu vực 5m50 là khu vực thủ môn được bảo vệ cả. Mọi cầu thủ đều bình đẳng trong khu vực này. Do đó, bàn thắng của Bùi Tiến Dũng là hoàn toàn hợp lệ, và trọng tài người Oman đã tước đi một bàn thắng cực kỳ quan trọng của đội tuyển Việt Nam.

Vì sao không áp dụng VAR trong trận Việt Nam gặp Thái Lan?

Trong những tình huống gây tranh cãi trận Việt Nam và Thái Lan hôm qua, nhiều người cho rằng, nếu trận đấu có sự hỗ trợ của công nghệ VAR (Video Assistant Referee-Trợ lý trọng tài video) thì sẽ giải quyết được tính nhạy cảm trong các trường hợp này.

Không khí náo nhiệt của các cổ động viên Việt Nam tại sân vận động quốc gia Mỹ Đình. - Sputnik Việt Nam
Đội hình Việt Nam quyết chiến Thái Lan: Việt Nam có khiến người Thái phải cúi đầu?

Trên trang Livesportasia, công nghệ VAR được sử dụng khá tốt và đem lại hiệu quả ở Thai League 2018. Vậy nên, Thái Lan đã gửi lời đề nghị đến Liên đoàn Bóng đá châu Á (AFC) mong muốn đưa công nghệ VAR vào sử dụng tại vòng loại FIFA World Cup 2022. Liên đoàn bóng đá Thái Lan (FAT) cho rằng, VAR sẽ rất hữu ích trong trận gặp Việt Nam.

“Chúng tôi đã liên lạc với AFC để mang công nghệ VAR vào vòng loại FIFA World Cup 2022. Hiện tại, công nghệ VAR đã sẵn sàng”, Zing dẫn lời ông Patsat Supaphong, Phó tổng thư ký FAT cho biết

Thế nhưng, AFC đã từ chối đề xuất của Thái Lan. Đại diện AFC lý giải các trận đấu tại vòng loại FIFA World Cup 2022 sẽ diễn ra cùng lúc trên hơn 10 sân vận động. Nếu áp dụng công nghệ Trợ lý trọng tài, mỗi trận đấu sẽ cần từ 3 đến 4 trọng tài làm việc trong phòng VAR. Điều này sẽ nâng tổng số trọng tài làm việc lên rất nhiều.

Theo đó, trong mỗi trận đấu có công nghệ VAR, các trọng tài sẽ ngồi trước màn hình với hình ảnh từ 33 camera, trong đó có 8 camera quay chậm, có tốc độ bắt hình siêu nhanh. Họ sẽ phải theo sát mọi quyết định mà trọng tài chính đưa ra.

Khi nhóm hỗ trợ thấy có một quyết định lỗi, họ sẽ liên lạc qua tai nghe tới trọng tài chính, cho trọng tài biết điều đó.

trọng tài  - Sputnik Việt Nam
Trọng tài trận Việt Nam - Thái Lan đi dạo xung quanh hồ Gươm

Trợ lý trọng tài video-VAR có nhiệm vụ xem xét các quyết định của trọng tài chính qua việc sử dụng các đoạn video và một thiết bị liên lạc.

Vào năm 2018, VAR được viết vào Luật bóng đá bởi Hội đồng Hiệp hội Bóng đá Quốc tế (IFAB) sau các thử nghiệm ở một số giải đấu lớn.

Việc sử dụng VAR được coi là giúp cho giải đấu năm 2018 ở Nga trở thành kỳ World Cup ít tiêu cực nhất kể từ năm 1986. Sự tăng lên đột biến số quả phạt đền tại World Cup 2018 được cho là nhờ hệ thống VAR đã giúp phát hiện các pha phạm lỗi khó nhận biết. Giám đốc kỹ thuật David Elleray của Hội đồng Hiệp hội Bóng đá Quốc tế cho rằng sự hiện diện của VAR khiến các cầu thủ biết rằng mình sẽ không thể thoát được bất cứ lỗi nào dưới hệ thống mới này.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала