“(Thu nhập từ lưu thông – chú thích của biên tập) không thể bồi hoàn được chi phí xây dựng cầu, chính vì lẽ đó nên chúng tôi cố gắng xây dựng một chính sách tối ưu hóa mới, chúng tôi cũng muốn phát huy những lợi thế mà thương hiệu của cây cầu này mang lại để phát triển du lịch”, ông cho biết.
Theo lời ông, trong tương lai sẽ có một hòn đảo nhân tạo ở phía đông mở cửa đón khách du lịch tham quan.
Vị kỹ sư này cho biết, cây cầu được thiết kể để sử dụng 120 năm, song có thể kéo dài tuổi vận hành của cầu tới 150 năm nếu nỗ lực và bảo dưỡng tốt.
Trả lời câu hỏi khi nào thì cây cầu được khấu hao, ông cho rằng khó nói về việc này, tuy nhiên trong ba năm nay họ đang xây dựng một đề án mới để sử dụng chiếc cầu nói trên, và khi nào đề án hoàn thành lúc đó mới có thể xác định chính xác thời hạn công trình này bắt đầu sinh lời.
Cầu có chiều dài 55 km nối liền ba thành phố, được khánh thành vào mùa thu năm ngoái. Nó được công nhận là chiếc cầu vượt biển dài nhất thế giới. Ý tưởng xây dựng một cây cầu nối liền Hồng Kông với tỉnh Quảng Đông xuất hiện từ cuối thập niên 80, tuy nhiên việc xây dựng bắt đầu từ tháng 12 năm 2009. Chiếc cầu này giúp rút ngắn thời gian di chuyển từ Hồng Kông đến Chu Hải từ ba tiếng xuống còn 30 phút.
Tiền vốn đầu tư để xây dựng cầu hết 127 tỷ nhân dân tệ (gần 18,8 tỷ USD).