Đây là điều mà nhà vật lý thiên văn, tiến sĩ khoa học vật lý và toán học, cộng tác viên hàng đầu của Viện nghiên cứu Vật lý hạt nhân thuộc Đại học quốc gia Matxcơva Alexander Panov chia sẻ với RBK.
Có hay không mối đe dọa từ tiểu hành tinh?
Ông Dmitry Vibe, người đứng đầu khoa vật lý và tiến hóa sao tại Viện Thiên văn học, thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga cũng có quan điểm tương tự.
Chuyên gia lưu ý rằng tiểu hành tinh được phát hiện là "thậm chí không phải là một hạt cát, mà là một loại phân tử". Ông Vibe cho rằng, sẽ chỉ có một số nhà quan sát nhất định chú ý đến đối tượng.
Trước đó, được biết rằng hệ thống giám sát không gian của Roscosmos đã phát hiện ra hai tiểu hành tinh đang tiến gần tới Trái Đất. Kích thước của một trong những thiên thể có thể so sánh với thiên thạch Chelyabinsk - đường kính ngang của nó là 10-15 mét.
Vật thể được phát hiện vào ngày 6 tháng 11 trong quá trình theo dõi trên tổ hợp quang điện tử EOP-2-1.
Theo hệ thống điều khiển, thiên thể nằm trong quỹ đạo nhật tâm. Thời gian lưu thông của tiểu hành tinh là là 2,89 năm. Khoảng cách tối thiểu giữa tiểu hành tinh và Trái đất là hơn 139 nghìn km.
Thiên thạch Chelyabinsk
Thiên thạch Chelyabinsk bay vào bầu khí quyển Trái đất vào ngày 15 tháng 2 năm 2013. Nó phát nổ trên bầu trời khu vực Chelyabinsk, những người dân ở vùng Sverdlovsk và Kazakhstan lân cận đã chứng kiến sự kiện này. Phần lớn nhất của thiên thạch rơi xuống hồ Chebarkul. Sóng xung kích mạnh đến nỗi làm vỡ kính của vài nghìn ngôi nhà.