Lập trường của Quốc hội Mỹ ảnh hưởng nghiêm trọng đến quan hệ Mỹ-Trung

© Ảnh : Shuja Official / UnsplashĐường phố Hồng Kông nhìn từ trên xuống
Đường phố Hồng Kông nhìn từ trên xuống - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Quốc hội Mỹ đã phê chuẩn dự luật về dân chủ và nhân quyền ở Hồng Kông, yêu cầu chính quyền Mỹ phải thường xuyên báo cáo với các nhà lập pháp về tình hình trong khu vực hành chính đặc biệt này của Trung Quốc.

Ngoài ra, dụ luật còn xem xét khả năng áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với những người, theo ý kiến của Washington, chịu trách nhiệm cho việc vi phạm nhân quyền ở đó. Tình hình xung quanh Hồng Kông sẽ ảnh hưởng như thế nào đến quan hệ Mỹ-Trung, đặc biệt đối với triển vọng giải quyết tranh chấp thương mại? Câu hỏi này được trả lời trong bài bình luận cho Sputnik của Viện trưởng Viện nghiên cứu phương Đông thuộc Đại học Tổng hợp Nghiên cứu Quốc gia "Trường Kinh tế Cao cấp" (HSE) Andrei Karneev. 

Ngoại trưởng Vương Nghị - Sputnik Việt Nam
Trung Quốc cho rằng Hoa Kỳ là nguồn gốc bất ổn trên thế giới

Quốc hội dường như đã cố tình đi theo hướng làm trầm trọng thêm quan hệ với Trung Quốc, vì không khó dự đoán phản ứng của Bắc Kinh đối với việc thông qua nghị quyết về Hồng Kông. Vào ngày 25 tháng 11, Đại sứ Hoa Kỳ Terry Branstead được triệu tập đến  Bộ Ngoại giao Trung Quốc, Bắc Kinh đã tỏ thái độ phản đối với ông về quyết định của Quốc hội Mỹ. Cần lưu ý đến cuộc phỏng vấn với Tân Hoa Xã của Dương Khiết Trì, Ủy viên Bộ Chính trị Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ nhiệm Văn phòng kiêm Bí thư Tiểu ban Công tác lãnh đạo Đối ngoại Trung ương. Một lãnh đạo đảng cấp cao như vậy hiếm khi phát biểu dưới hình thức như vậy về các vấn đề chính sách đối ngoại, và điều này cho thấy Bắc Kinh rất coi trọng quyết định mới nhất của giới lập pháp Mỹ. Ngay cả khi chính Trump không ký bộ luật, có khả năng nó sẽ vẫn có hiệu lực và bắt đầu áp dụng. Ngay khi dự luật được thông qua, các nhà lập pháp Mỹ đã thể hiện sự đoàn kết đáng kinh ngạc. 417 nghị sĩ ủng hộ sáng kiến ​​này, chỉ có 1 người bỏ phiếu chống. Sự liên kết này chỉ ra rõ ràng rằng đảng Cộng hòa và Dân chủ có lập trường giống hệt nhau về vấn đề Hồng Kông, mặc dù thực tế là gần đây, giữa hai đảng phái, mâu thuẫn về các vấn đề chính trị khác chỉ ngày càng sâu sắc. 

Cảnh sát bắt giữ người biểu tình tại Hồng Kông - Sputnik Việt Nam
Trung Quốc coi Mỹ là "nhà tài trợ hậu trường" cho phong trào biểu tình ở Hồng Kông

Hoa Kỳ dường như đang cố gắng khai thác tình hình khó khăn ở Hồng Kông để gây áp lực với Trung Quốc. Bắc Kinh coi những hành động như vậy là một sự can thiệp thô bạo vào các vấn đề nội bộ, vi phạm luật pháp quốc tế và các chuẩn mực quan trọng của quan hệ quốc tế.

Chủ tịch Hạ viện, dân biểu Dân chủ Nancy Pelosi đã phát biểu khá thẳng thắn sau cuộc bỏ phiếu về lý do tại sao đột nhiên đảng Cộng hòa và Dân chủ bỏ phiếu một cách đoàn kết nhất trí như vậy. Theo lời bà, nếu nước Mỹ không ủng hộ nhân quyền ở Trung Quốc do vấn đề thương mại, “chúng ta sẽ mất nhiều quyền hơn để nói về quyền con người ở bất cứ nơi nào trên thế giới”. Điều này có nghĩa là sự đồng thuận tương đối mạnh mẽ giữa giới tinh hoa Mỹ vẫn là ý tưởng về sự cần thiết phải duy trì sự lãnh đạo của Mỹ trong việc theo đuổi cái gọi là giá trị của  thế giới phương Tây. Cũng như, bất chấp tất cả các tuyên bố của Tổng thống Trump về mong muốn Mỹ đạt được thỏa thuận thương mại với Bắc Kinh, đối với đại đa số giới chính trị gia Mỹ, học thuyết răn đe Trung Quốc đã không mất đi ý nghĩa quan trọng. 

Сuộc biểu tình do giá xăng tăng mạnh ở Iran  - Sputnik Việt Nam
Ông Pompeo dọa sẽ đưa ra những biện pháp trừng phạt mới với Iran vì vi phạm nhân quyền

Có thể hy vọng rằng Washington sẽ cố gắng kết nối các quốc gia khác với những nỗ lực của mình để thực hiện học thuyết này, bao gồm cả vấn đề Hồng Kông. Như đã lưu ý trong Chiến lược quốc phòng hiện tại của Hoa Kỳ, trên thế giới đang xảy ra cuộc cạnh tranh địa chính trị giữa các ý tưởng tự do và đàn áp về trật tự thế giới. Hoa Kỳ đang định vị mình là một quốc gia ủng hộ các giá trị tự do. Đó là lý do tại sao Quốc hội một lần nữa ngày càng tích cực trở lại các vấn đề nhân quyền trong mối quan hệ giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc. Tuy nhiên, điều này phản ánh một sự thật đơn giản - Trung Quốc đang trở thành đối thủ cạnh tranh địa chính trị ngày càng nghiêm trọng đối với Mỹ. Và vấn đề không phải là  giá trị tự do, vì chỉ trong các tài liệu của Mỹ, thế giới phức tạp hiện tại mới xuất hiện dưới dạng sơ đồ đơn giản hóa. Vấn đề là sự đánh mất vị thế thống lĩnh của Mỹ, bao gồm trong lĩnh vực công nghệ cao và mất cơ hội áp đặt cho người khác những hình dung của họ về thế giới. Ngay cả khi đạt được thỏa hiệp trong lĩnh vực thương mại, điều này không có nghĩa là các vấn đề nhạy cảm và cơ bản khác của quan hệ Mỹ-Trung sẽ biến mất. Rõ ràng khó tránh khỏi việc làm xấu đi bầu không khí chung trong mối quan hệ giữa hai cường quốc lớn nhất, bởi vì điều này, than ôi, là lựa chọn chiến lược của Hoa Kỳ. 

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала