Việt Nam sẽ tự sản xuất vắc-xin dại và cúm

© Fotolia / BillionPhotos.comBệnh viện
Bệnh viện - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Việt Nam đã được các nhà khoa học Anh chuyển giao công nghệ sản xuất vắc-xin hiện đại nhất thế giới phòng bệnh dại và bệnh cúm. Người dân Việt đã sắp được sử dụng vắc-xin chất lượng cao với giá cả chỉ rẻ bằng một nửa so với hiện tại.

Việt Nam được chuyển giao công nghệ sản xuất vắc-xin dại và cúm hiện đại

Ngày 27.11, TS. Đỗ Tuấn Đạt, Giám đốc Công ty vắc-xin và sinh phẩm số 1 (Vabiotech) trực thuộc Bộ Y tế cho biết, hiện Việt Nam đã được các nhà khoa học về vắc-xin từ Đại học Bristol (Anh) chuyển giao toàn bộ công nghệ sản xuất vắc-xin hiện đại nhất thế giới. Đặc biệt, theo lời vị chuyên gia, hai loại vắc-xin được chuyển giao công nghệ mới để nghiên cứu và sản xuất là vắc-xin dại và cúm.

Giám đốc Công ty vắc-xin và sinh phẩm số 1, Bộ Y tế cho hay, hiện nay, nhu cầu sử dụng vắc-xin dại ở Việt Nam. Ông Đạt thông tin, trước đây Việt Nam có sản xuất vắc-xin từ chuột nhưng do nhiều phản ứng trong quá trình sử dụng nên hiện 100% các loại vắc-xin dại đều được nhập khẩu với giá thành rất cao từ 300.000-400.000 đồng/liều.

“Nếu Việt Nam chủ động trong việc sản xuất vắc-xin dại bằng công nghệ cao, người dân sẽ được sử dụng vắc-xin chất lượng tốt với giá thành rẻ bằng một nửa hiện tại. Với công nghệ mới, thời gian nghiên cứu, sản xuất vắc-xin được rút ngắn còn khoảng 3 năm thay vì 5-10 năm như trước đây”, VnExpress dẫn phát biểu của Giám đốc Công ty vắc-xin và sinh phẩm số 1 khẳng định.

Theo đó, công nghệ mang tính đột phá này cho phép tổng hợp gen để tạo ra thành phẩm vắc-xin trong thời gian rất ngắn. Trong khi đó, đối với những loại vắc-xin truyền thống, việc sản xuất phải dựa trên quá trình phân lập chủng virus, sau đó nuôi cấy trong thời gian dài.

Bệnh viện - Sputnik Việt Nam
Việt Nam đã ứng dụng liệu pháp chữa ung thư được giải Nobel 2018

Phát biểu về vấn đề này, Giáo sư Imre Berger, Đại học Bristol, khẳng định, hiện công nghệ trên đang được hơn 1.000 phòng thí nghiệm và hầu hết các hãng vắcxin lớn ứng dụng.

“Chúng tôi chia sẻ kiến thức nhằm hỗ trợ và thúc đẩy việc phát triển vắc-xin thế hệ mới đặc thù cho Việt Nam”, ông Imre Berger nhấn mạnh.

GS. Imre Berger lý giải vì sao vắc-xin cúm hết sức cần thiết ở Việt Nam khi vài năm trước đây, ở Việt Nam cũng như nhiều vùng lãnh thổ trên thế giới dịch cúm gia cầm bùng phát đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe con người.

“Trong khi vẫn còn tiềm tàng các mối đe dọa của cúm gia cầm tại Việt Nam, thì việc triển khai một loại vắc-xin phù hợp có thể giúp ngăn ngừa đại dịch trong tương lai”, chuyên gia Anh nhận xét.

Vabiotech là nhà sản xuất vắc-xin hàng đầu tại Việt Nam, trực thuộc Bộ Y tế, Công ty đang sản xuất và kinh doanh 4 sản phẩm vắc-xin chính gồm vắc-xin viêm gan A, viêm gan B, viêm não Nhật Bản và vắc-xin tả (dạng uống). Các vắc-xin của Vabiotech được sử dụng trong Chương trình tiêm chủng mở rộng và xuất khẩu.

Việt Nam là một trong 42 nước có thể tự sản xuất vắc-xin phòng bệnh

Trước đó, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết, Việt Nam hiện là 1 trong 42 quốc gia sản xuất được vắc-xin phòng bệnh trên người và có thể tự túc được hầu hết vắc-xin cho Chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia.

Nhóm bác sĩ kiểm tra mẫu phân tích trong phòng thí nghiệm - Sputnik Việt Nam
Việt Nam sản xuất thành công 2 loại vắcxin phòng cúm

Việt Nam cũng là 1 trong 39 quốc gia được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) công nhận là Cơ quan quản lý vắc-xin đạt chuẩn quốc tế. Việt Nam có 4 nhà máy sản xuất nhiều loại vắc-xin như vắc-xin lao, bạch hầu, ho gà, uốn ván, sởi, bại liệt, viêm gan B, viêm gan A, viêm não Nhật Bản B, tả, thương hàn.

Thứ trưởng Nguyên Thanh Long cũng cho biết, để tiến tới chủ động hoàn toàn được vắc-xin và đảm bảo an toàn vắc-xin, Bộ Y tế đưa ra mục tiêu từ nay đến năm 2020, Việt Nam có ít nhất 7 loại vắc-xin đáp ứng yêu cầu của Chương trình tiêm chủng quốc gia, thay thế vắc-xin nhập khẩu và tiến tới xuất khẩu.

Đặc biệt, dạng vắc-xin đa giá (5 trong 1 và 6 trong 1) phối hợp nhiều loại kháng nguyên là một trong những ưu tiên hàng đầu trong nghiên cứu và phát triển vắc-xin mới tại Việt Nam hiện nay. Chính vì vậy, trong thời gian tới, việc nâng cao công nghệ để tự sản xuất được các loại vắc-xin hỗn hợp là yêu cầu hết sức cần thiết và cấp bách.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала