Theo tài liệu của phóng viên Sputnik.
Nhìn từ xa, dường như những bức ảnh mô tả lòng sông Hoàng Hà, hay những cánh đồng hoa. Nhưng đến gần hơn - và bạn sẽ thấy đường viền của những chiếc xe đạp lăn lóc ngẫu nhiên hoặc được sắp xếp gọn gàng trong các sắc màu.
Nhiếp ảnh gia Trung Quốc 41 tuổi đã gọi dự án của mình là «No Place to Place.» (“Không có nơi nào để đặt"). Trong nhiều năm, anh đã đi 20 thành phố lớn, đến thăm hơn một trăm bãi xe đạp và tìm cách chứng minh bằng nghệ thuật ảnh, những "nghĩa trang" đó không có chỗ trong thành phố hiện đại.
Việc đi xe đạp ở Trung Quốc hồi sinh bốn năm trước và ngay lập tức trở nên phổ biến. Vào tháng 5 năm 2015, những chiếc xe đạp chia sẻ đầu tiên đã được thử nghiệm bởi các sinh viên tại Đại học Bắc Kinh. Trong một vài năm, đã xuất hiện khoảng 70 công ty cho thuê những chiếc xe đạp có màu sắc khác nhau (tùy thuộc vào thương hiệu). Dần dần, hàng ngàn chiếc xe đạp bị bỏ rơi tích tụ trên đường phố, được chuyển ra ngoại ô. Nhưng những "bãi xe tạm thời" này vẫn tồn tại kéo dài.
Tình thế này đã thúc đẩy Guoyong tạo ra một dự án nghệ thuật quy mô lớn mang tên "Không còn chỗ", nhờ đó mà tên tuổi của anh được biết đến trên toàn thế giới.
«Lúc đầu tôi thực sự thích ý tưởng chia sẻ xe đạp. Điều này được thực hiện để bảo vệ môi trường, tôi nghĩ thật tuyệt, vì vậy tôi đã tự mình sử dụng dịch vụ này. Nhưng rồi ý tưởng về việc đạp xe đã nhanh chóng thay đổi «hương vị». Tại các thành phố, xe đạp bắt đầu bị ném ngay tại cổng khu dân cư, bên cạnh trạm tàu điện ngầm. Xuất hiện các «bãi rác từ xe đạp». Và các công ty cung cấp dịch vụ đã đầu tư một cách quyết liệt vào nỗ lực chinh phục thị trường. Xe đạp nằm rải rác khắp nơi trong thành phố. Tôi không còn thích nữa, tôi bắt đầu ghi lại những câu chuyện này trên máy ảnh. Sau đó tôi đến những "nghĩa trang xe đạp", tôi bị sốc. Vì vậy, tôi quyết định đi du lịch đến các thành phố khác nhau để tìm kiếm những nơi như vậy», - nhiếp ảnh gia người Trung Quốc nói với Sputnik.
Mùa hè năm ngoái, cổng thông tin Trung Quốc sohu.com công bố những bức ảnh của Wu Guoyong. Vì vậy hàng trăm triệu người dùng Internet trên toàn thế giới có thể nhìn thấy vấn đề.
«Dự án công bố trên Internet đã gây được tiếng vang! Mọi người chỉ đơn giản là kinh ngạc, bối rối - làm thế nào điều này có thể xảy ra! Bởi vì trong cuộc sống bình thường, họ không thấy bất cứ điều gì giống như vậy. Sau đó, chính phủ và phương tiện truyền thông chính thức bắt đầu theo dõi tình hình này, nhà nước giải quyết vấn đề. Chúng ta có thể nói dự án là một ví dụ tốt về cách thức nghệ thuật thâm nhập vào xã hội. Nghệ thuật đỉnh cao rất đắt tiền. Tuy nhiên, nhiếp ảnh chuyên nghiệp thực sự liên quan đến nghệ thuật, phản ánh các vấn đề của xã hội. Như tôi đã nói, mỗi nghĩa địa của xe đạp cho thuê là một tác phẩm nghệ thuật, bao gồm nhiều chiếc xe đạp bị bỏ rơi, nhưng tôi sẽ nói rằng mỗi bãi rác như vậy là một nghệ thuật đắt tiền. Nó có nhiều màu sắc, hình thù kỳ quái, và khi nhìn từ trên cao xuống, như thể qua con mắt của Chúa, bức tranh này sẽ có tác động nghệ thuật».
Theo ông, hiện tại Trung Quốc có 17 triệu chiếc xe đạp cho thuê, hơn một nửa trong số đó là vô chủ hoặc bị đánh cắp. Đến năm 2020, ít nhất 10 triệu xe đạp sẽ được xử lý, điều này sẽ giúp có thể thu được 150 nghìn tấn kim loại phế liệu.
Guoyong yêu cầu đừng gọi mình là một nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp. Anh nói mình là người đàn ông có sở thích kỹ thuật. Anh bắt đầu thích chụp ảnh từ những năm 80, khi còn tại trường đại học. Và ngay sau khi tốt nghiệp, anh đã ngay lập tức mua một chiếc máy ảnh. Đó là chiếc Phoenix 135 sản xuất trong nước, trị giá gần bốn tháng lương. Bây giờ, với một nụ cười, anh nhớ lại những bức ảnh chụp trong những năm đó - chủ yếu là những tòa nhà.
Như Wu Guoyong thừa nhận, «nghĩa trang xe đạp» ở Trung Quốc đã bắt đầu dần dần biến mất, nhưng điều này không có nghĩa là vấn đề chôn lấp đã được giải quyết hoàn toàn. Ngoài ra còn có «nghĩa trang xe hơi hay xe tay ga điện». Chúng cũng không có chỗ ở Trung Quốc, theo nhà nhiếp ảnh.