Nhà khoa học chính trị Nga, Tổng giám đốc Trung tâm thông tin chính trị Alexei Mukhin, trong cuộc phỏng vấn với Sputnik đã bình luận như vậy về lệnh trừng phạt mà Trung Quốc tuyên bố chống lại Hoa Kỳ liên quan đến bộ luật về Hồng Kông mà Hoa Kỳ mới thông qua. Các biện pháp trừng phạt đối với các tổ chức phi chính phủ, chứ không phải đối với quan chức Hoa Kỳ thể hiện phản ứng thận trọng và kiềm chế của Trung Quốc, Zhang Jiadong, chuyên gia tại Trung tâm Hoa Kỳ thuộc Đại học Phục Đán Thượng Hải cho biết ý kiến.
Trong gói trừng phạt là việc đình chỉ xem xét yêu cầu của tàu chiến và máy bay Mỹ đến Hồng Kông. Lần cuối cùng đến thăm Hồng Kông là tàu chỉ huy của Hạm đội bảy USS Blue Ridge đóng căn cứ tại Nhật Bản. Khi đó là vào tháng Tư, nghĩa là, ngay cả trước khi bắt đầu các cuộc bạo loạn trong khu vực. Vào giữa tháng 8, Trung Quốc đã từ chối đơn xin vào cảng Hồng Kông của hai tàu chiến của Hải quân Hoa Kỳ. Nhập cảng Hồng Kông đã bị từ chối đối với tàu đổ bộ USS Green Bay và tàu tuần dương tên lửa USS Lake Erie.
Vào thời điểm đó, giới quan sát coi những hạn chế này là phản ứng của Trung Quốc đối với cuộc chiến thương mại của Mỹ, cũng như những nỗ lực đầu tiên can thiệp vào các sự kiện ở Hồng Kông. Chính trước khi từ chối đơn vào tháng 8, đã ghi nhận cuộc gặp gỡ của các nhà ngoại giao Mỹ ở Hồng Kông với những nhà hoạt động tích cực của phong trào biểu tình phản đối. Ngoài ra, những người trông giống như người Mỹ đã được nhìn thấy trong hàng ngũ của chính những người tham gia biểu tình. Vào thời điểm đó, Bắc Kinh đã lên tiếng yêu cầu mạnh mẽ rằng Hoa Kỳ "ngừng can thiệp" vào các vấn đề nội bộ của Trung Quốc.
Gói các biện pháp trừng phạt hiện tại của Trung Quốc có hạn chế đối với hoạt động của một số tổ chức phi chính phủ Mỹ. Đây là Tổ chức dân chủ quốc gia, Viện Cộng hòa quốc tế, Tổ chức theo dõi nhân quyền, Nhà Tự do (National Endowment for Democracy, International Republican Institute, Human Rights Watch, Freedom House). Bắc Kinh tin rằng có nhiều sự kiện và bằng chứng chứng minh rằng các tổ chức phi chính phủ của Mỹ ủng hộ các cuộc bạo động ở Hồng Kông và khuyến khích những kẻ bạo loạn tham gia vào các hoạt động cực đoan, bạo lực và bất hợp pháp. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Ánh lưu ý rằng các tổ chức phi chính phủ của Mỹ phải chịu trách nhiệm và trả giá phù hợp cho hành động của họ tại Hồng Kông. Nhà ngoại giao nhấn mạnh rằng các biện pháp này chính là những gì Bắc Kinh cần làm để đảm bảo chủ quyền và an ninh quốc gia.
Lệnh trừng phạt được áp đặt sau hai dự luật về tình hình tại Hồng Kông do Tổng thống Mỹ Donald Trump ký, xem xét khả năng có nhiều biện pháp trừng phạt khác của Mỹ vì vi phạm nhân quyền. Bắc Kinh kêu gọi Hoa Kỳ sửa chữa sai lầm này và ngừng can thiệp vào các vấn đề nội bộ của Trung Quốc.
Ý kiến của chuyên gia Alexei Mukhin:
“Đây là một tiền lệ khá nguy hiểm - can thiệp vào công việc nội bộ của Trung Quốc. Việc thiếu phản ứng từ phía lãnh đạo Trung Quốc sẽ được coi là điểm yếu, với tất cả các hậu quả sau đó. Ý tôi là không chỉ tình hình xung quanh Hồng Kông, mà cả Tân Cương. Giới lãnh đạo Trung Quốc đang hành động rất thận trọng cho đến nay. Phản ứng của Trung Quốc đối với các biện pháp trừng phạt có thể đối với phía Hoa Kỳ không ảnh hưởng đến các ưu tiên quan trọng của chính trị Hoa Kỳ, nhưng nó đánh vào lòng tự trọng của Hoa Kỳ. Mỹ lạm dụng các biện pháp trừng phạt đối với nhiều quốc gia. Những nỗ lực của Mỹ nhằm gia tăng áp lực sẽ gây ra phản ứng đối xứng từ Trung Quốc”.
Một trong những đáp trả có thể có của Trung Quốc đối với dự luật mới sắp tới của Quốc hội Hoa Kỳ về Tân Cương có thể là lệnh cấm tất cả những người mang hộ chiếu ngoại giao Hoa Kỳ đến Khu tự trị Duy Ngô Nhĩ Tân Cương. Giả định như vậy được đưa ra bởi tổng biên tập của Thời báo Hoàn cầu Hu Xijin.
Trên Twitter của mình, ông cũng không loại trừ khả năng Trung Quốc có thể xem xét đưa ra các hạn chế về thị thực đối với các quan chức và các nhà lập pháp Hoa Kỳ, những người cho phép đưa ra những “ phát ngôn khó chịu ” về vấn đề Tân Cương.
Trong cuộc phỏng vấn với Sputnik, chuyên gia Zhang Jiadong đã lưu ý đến phản ứng thận trọng và kiềm chế của Trung Quốc đối với các bước không thân thiện của Hoa Kỳ:
“Câu trả lời của Trung Quốc là đối xứng. Thông thường, phía Trung Quốc phản ứng với biện pháp hạn chế mới của phía bên kia cả bằng lời và bằng những hành động nhất định. Lần này chúng tôi bổ sung biểu hiện phản kháng bằng một loạt biện pháp, đây là cách làm khá bình thường, như đã xảy ra trong quá khứ. Ngoài ra, nếu trong mối quan hệ của Trung Quốc, chúng tôi thấy các bước không thân thiện từ phía chính quyền Mỹ, thì các lệnh trừng phạt của Trung Quốc chủ yếu nhắm vào các tổ chức phi chính phủ Mỹ. Việc giảm mức độ áp dụng chế độ trừng phạt như vậy cho thấy chính phủ Trung Quốc thận trọng và hạn chế trong việc phản ứng với hành vi không thân thiện đối với mình. Và cuối cùng, các tổ chức rơi vào lệnh trừng phạt từ lâu đã nằm trong lĩnh vực gia tăng chú ý của phía Trung Quốc, đặc biệt là Tổ chức theo dõi dân chủ và nhân quyền (National Endowment for Democracy и Human Rights Watch). Các tổ chức này từ lâu đã có mối quan hệ phức tạp ở cấp độ quốc tế. Nhiều quốc gia, bao gồm cả Trung Quốc, đặt câu hỏi về sự phù hợp của các hoạt động của họ với các tuyên bố đã công bố, do đó, lệnh trừng phạt của Trung Quốc đối với các tổ chức phi chính phủ này sẽ được cộng đồng quốc tế tiếp nhận với sự hiểu biết”.
Trước đó, Tổng thống Mỹ Donald Trump thừa nhận rằng luật hỗ trợ người biểu tình ở Hồng Kông không giúp đàm phán thương mại với Trung Quốc dễ dàng hơn. Bộ luật không làm cho nó trở nên tốt hơn ( thỏa thuận thương mại với Trung Quốc), nhưng chúng ta sẽ thấy điều gì xảy ra”, The law "doesn't make it better, but we'll see what happens", hãng Reuters trích dẫn lời ông Trump. Tổng thống Mỹ đưa ra tuyên bố tại cuộc họp với phóng viên trước khi bay tới hội nghị thượng đỉnh NATO ở London.
Chúng ta sẽ biết “lập trường đụng độ” của Bắc Kinh và Washington về tình hình ở Hồng Kông có thể ảnh hưởng đến triển vọng ký kết thỏa thuận thương mại như thế nào, trong tương lai rất gần. Ngày 15 tháng 12 là hạn chót do Hoa Kỳ quy định cho việc ký kết thỏa thuận. Nếu điều này không đạt được, thì, như Bộ trưởng Thương mại Wilbur Ross xác nhận, Hoa Kỳ sẽ đưa ra mức thuế bổ sung 15% đối với hàng nhập khẩu của Trung Quốc với trị giá khoảng 156 tỷ USD.