Quan điểm như vậy do ông William Potter, Giám đốc Trung tâm Hoa Kỳ mang tên J. Martin chuyên nghiên cứu các vấn đề không phổ biến vũ khí, thành viên nước ngoài của Viện Hàn lâm Khoa học Nga nêu ra trong cuộc đàm đạo với nhà báo Sputnik tại Geneva.
«Bất kể là những thành tựu trong lĩnh vực vệ tinh trinh sát đã hạ thấp tầm quan trọng của Hiệp ước trong việc thu thập và kiểm tra dữ liệu, toan tính của phía Mỹ nhằm rút khỏi Hiệp ước càng củng cố quan điểm rằng Washington không hề quan tâm đến bất kỳ trách nhiệm ràng buộc pháp lý nào theo thoả thuận», - chuyên gia tuyên bố bên lề Diễn đàn Luxembourg về ngăn ngừa thảm hoạ hạt nhân.
Chuyên gia cho rằng việc Hoa Kỳ rút khỏi Hiệp ước có nghĩa là «sẽ tiếp tục sụp đổ cơ sở hạ tầng còn lại về kiểm soát vũ khí» và «vô hiệu hóa ưu thế đáng kể của Hiệp ước, bao hàm trong ý nghĩa xây dựng lòng tin và sự cộng tác».
Hiệp ước về Bầu trời Mở
Thỏa thuận về Bầu trời Mở cho phép 34 nước ký kết tiến hành các chuyến bay quan sát trên lãnh thổ của nhau. Mục đích là để theo dõi thực trạng các quốc gia thực thi những Hiệp ước trong lĩnh vực giải trừ quân bị (mà hàng đầu là Hiệp ước về các lực lượng vũ trang thông thường ở châu Âu), và bằng cách đó hoá giải những mối lo ngại mới phát sinh.
Đầu tháng 10, Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại của Hạ viện Hoa Kỳ là Eliot Engel đã nhắc đến chuyện Nhà Trắng «đang nghiên cứu khả năng rút khỏi Hiệp ước» và ông phản đối ý định đó.
Hoa Kỳ cố tìm cách ra khỏi Hiệp ước Bầu trời Mở
Ngay sau đó, Tạp chí Wall Street Journal đăng thông báo dẫn nguồn riêng cho biết rằng Tổng thống Donald Trump đã ký văn kiện, trong đó dường như nêu đề xuất dự kiến của chính quyền Mỹ về rút khỏi Hiệp ước. Đồng thời, theo thông tin của tạp chí này, hiện vẫn chưa có quyết định cuối cùng mà đang tiếp nối các cuộc tham vấn.
Tuy nhiên, hiện thời Matxcơva chưa nhận được tín hiệu chính thức nào từ Washington về chủ đề này, - ông Alexandr Grushko, Thứ trưởng Ngoại giao Nga tuyên bố. Theo lời ông Grushko, «sẽ rất tồi tệ cho bình diện an ninh quân sự» nếu Mỹ ra khỏi Hiệp ước này – vốn là một trong những «hệ thống cốt lõi trong lĩnh vực an ninh quân sự ở châu Âu».