"Phía Trung Quốc ủng hộ việc các viên chức ngoại giao và lãnh sự của các quốc gia nước ngoài, bao gồm cả Hoa Kỳ, làm việc bình thường, và cũng cung cấp các tiện nghi cần thiết. Đáp lại những hạn chế mà Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ áp đặt vào tháng 10 năm nay đối với các nhân viên ngoại giao và lãnh sự Trung Quốc, hôm 4/12, phía Trung Quốc đã triệu tập đại diện của Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Trung Quốc và kể từ ngày đó Bắc Kinh đã đưa ra các biện pháp đáp trả tương xứng", - bà Hoa Xuân Oánh nói trong một cuộc họp ngắn.
Các biện pháp đối xứng
Trả lời câu hỏi làm rõ về việc, liệu có phải các biện pháp này nghĩa là "hạn chế thị thực" đối với các quan chức Hoa Kỳ hay không, bà Hoa Xuân Oánh nhấn mạnh rằng các hạn chế liên quan tới nhân viên tại đại sứ quán và lãnh sự quán Hoa Kỳ ở Trung Quốc và là biện pháp đối xứng.
Đặc biệt, các nhà ngoại giao Mỹ phải thông báo cho Bộ Ngoại giao Trung Quốc về kế hoạch gặp gỡ các quan chức địa phương 5 ngày trước khi diễn ra sự kiện.
Tình hình ở khu tự trị Tân Cương
Trước đó, tổng biên tập phiên bản tiếng Anh của tờ Global Times, ông Hu Xijin, đã viết trên trang Twitter của mình rằng, từ khi Quốc hội Hoa Kỳ bắt đầu xem xét dự luật liên quan đến việc tuân thủ các quyền của người Uyghurs tại Khu tự trị Tân Cương, chính quyền Trung Quốc cũng xem xét việc áp dụng các hạn chế về thị thực đối với những quan chức và nghị sĩ Hoa Kỳ đã đưa ra những tuyên bố gay gắt về tình hình ở Tân Cương. Ngoài ra Trung Quốc cũng có thể cấm người Mỹ có hộ chiếu ngoại giao đến thăm khu vực này.