Tư duy phân tích và tư duy toàn diện
Kết quả nghiên cứu cho thấy những người có lối tư duy phân tích, chủ yếu là cư dân của Tây Âu, Hoa Kỳ, Canada, Nam Phi và Úc, giải quyết các vấn đề nhanh hơn khi cạnh tranh, còn những người tư duy toàn diện, chủ yếu là cư dân của Đông Á, Mỹ Latinh và Nga thì lại giải quyết mọi việc nhanh hơn khi hợp tác.
Theo các nhà khoa học từ MGPPU, suy nghĩ của những người thuộc về các văn hóa khác nhau có thể thuộc tuýp tư duy kiểu "phân tích" và "toàn diện".
Tư duy phân tích
Tư duy phân tích liên quan đến việc hướng sự chú ý đến một đối tượng đúng như nó là, nghiên cứu cấu trúc và quy luật bên trong của nó. Những người có lối tư duy phân tích phân chia rành mạch từng đối tượng và hiện tượng thành các phần và tin rằng cái toàn bộ là tổng của tất cả các phần. Những người suy nghĩ theo kiểu phân tích này cũng thiên về sử dụng logic hình thức.
Tư duy toàn diện
Tư duy toàn diện đòi hỏi phải xem xét nhiều hơn về bối cảnh xã hội, nhấn mạnh vào mối liên kết giữa các đối tượng và hiện tượng. Theo các chuyên gia, lối tư duy toàn diện điển hình hơn cả đối với các quốc gia Đông Nam Á, cũng như các quốc gia Mỹ Latinh và Nga. Lối tư duy toàn diện cho phép xem xét bất kỳ đối tượng hoặc hiện tượng nào trong bối cảnh môi trường xung quanh.
Đông - Tây
Theo các nhà nghiên cứu, điều này có thể giải thích như sau: ở phương Tây điển hình là chủ nghĩa cá nhân và tập trung vào cạnh tranh, còn ở phương Đông là chủ nghĩa tập thể. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải hiểu rằng trong bất kỳ xã hội nào cũng cần có sự hiện diện của cả hai lối tư duy này.
Những người có đầu óc tư duy phân tích sẽ làm việc tốt khi cần tới khả năng áp dụng logic, phân chia nhiệm vụ thành các yếu tố riêng biệt - các giai đoạn. Còn những người tư duy tổng thể thì có khả năng giải quyết tốt hơn các vấn đề liên quan đến lĩnh vực cảm xúc và trực quan, tư duy liên kết và sáng tạo.