Theo tạp chí The National Interest của Mỹ, 5 hạm đội hải quân hùng mạnh nhất thế giới hiện nay bao gồm Mỹ, Trung Quốc, Nga, Anh và Nhật Bản.
Vị trí hàng đầu của Hoa Kỳ là rõ ràng, vì như tác giả lưu ý, họ sở hữu nhiều tàu nhất.
Thứ hai là Hải quân Trung Quốc, đang phát triển nhanh chóng nhờ sự tăng trưởng nền kinh tế nước này. Vị trí thứ 3 trong danh sách được trao cho Hải quân Nga, nơi các tàu chiến mới được đưa vào hoạt động và những chiếc cũ được hiện đại hóa.
Ở vị trí thứ 4 là Hải quân Hoàng gia Anh, tuy nhiên sức mạnh đã giảm dần trong những năm gần đây. Thứ 5 là Hải quân Nhật Bản.
Có vẻ mọi thứ đều hợp lý, nhưng điều chính yếu không phải là điều đó, chuyên gia quân sự, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu các ứng dụng vấn đề công cộng vào an ninh quốc gia, Đại tá Alexander Zhilin đã nghỉ hưu nói.
"Nói chung mọi thứ đều đúng, nhưng việc xếp hạng từ lâu đã đượcthực hiện không phải theo số lượng, mà là về chất lượng vũ khí và khả năng tiêu diệt hải quân của quốc gia xâm lược. Do đó tất cả các xếp hạng này chỉ là tương đối. Ngày nay sức mạnh dựa trên vũ khí, hoạt động theo các nguyên tắc vật lý mới. Phần còn lại - hiện đại hóa tên lửa hạt nhân, tàu, thuyền, v.v. - là theo kiểu thế kỷ trước. Tôi nghĩ rằng vào những năm 30 - 40 thế kỷ này, chúng ta sẽ thấy nhiều thứ mới, nhưng sẽ là những vũ khí rất đáng sợ", - Alexander Zhilin nói trong cuộc phỏng vấn với Sputnik.
Hơn nữa, theo ý kiến ông, sức mạnh của hạm đội không chỉ được quyết định bởi “lượng sắt thép”.
"Xây dựng một bảng xếp hạng theo quan điểm ai có những gì, mang tính PR hơn là có liên quan thực sự đến việc đất nước sẵn sàng đến đâu trong việc hành động quân sự. Không chỉ “phần cứng” mới quyết định sức mạnh của một cường quốc. Đó là một hệ thống đa thành phần, và quan trọng nhất - là tinh thần của quân đội. Nếu chúng ta so sánh quân đội của một quốc gia trung lập với quân đội Bắc Triều Tiên chẳng hạn, thì lực lượng vũ trang CHDCND Triều Tiên có động lực đến mức có thể đối phó với bất kỳ đối thủ nào", - ông Alexander Zhilin tin tưởng nói.