Chuyên gia nhận xét về việc phát hiện ổ bức xạ tại cơ sở Olympic ở Fukushima

© SputnikFukushima
Fukushima - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Ở một số địa điểm xung quanh sân vận động J-Village ở Naraha Fukushima, nơi cuộc đua tiếp sức của Thế vận hội Olympic và Paralympic của Thế vận hội Tokyo dự kiến sẽ bắt đầu vào mùa hè năm 2020, đã phát hiện ra mức độ phóng xạ cao: 71μSv/h (microsievert mỗi giờ) trên bề mặt đất.

Con số này cao hơn 1775 lần so với trước khi xảy ra tai nạn tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima-1 vào năm 2011, khi mức độ không vượt quá 0,04 μSv/h. Một bài báo với những con số đáng sợ đã được xuất bản bởi Sankei Shimbun.

Logo Olympic tại Tokyo  - Sputnik Việt Nam
Greenpeace xác định các nguồn bức xạ tại công trình Olympic ở Fukushima

Điều gì  khiến chuyên gia môi trường lo ngại?

Hóa ra, các điểm nóng trên thành phố đã được nhóm chuyên gia về giám sát hạt nhân và bảo vệ bức xạ Greenpeace Japan phát hiện vào ngày 26 tháng 10 trong cuộc khảo sát hàng năm. Vào ngày 18 tháng 11, một bức thư đã được gửi đến Bộ trưởng Môi trường Nhật Bản Koizumi Shinjiro yêu cầu thực hiện các biện pháp khẩn cấp để bảo vệ con người khỏi phơi nhiễm phóng xạ trong Thế vận hội ở  cơ sở J-Village. Các bản sao của bức thư đã được gửi đến IOC, Ủy ban Olympic quốc gia Nhật Bản và thống đốc Fukushima. Mối quan tâm của các nhà môi trường từ Greenpeace Japan nảy sinh từ tình trạng: trong khi mức độ phóng xạ thấp, các điểm vượt quá mọi chỉ tiêu được tìm thấy ở những nơi đông người, đặc biệt là ở bãi đậu xe gần J-Village. Theo thông cáo báo chí của Greenpeace Japan, có nguy cơ mưa lớn sẽ làm ô nhiễm phóng xạ trên đường giao thông công cộng và do đó, tiếp tục làm ô nhiễm lại các bề mặt đã được khử nhiễm.

Trong cuộc phỏng vấn của Sputnik, người đứng đầu nhóm nghiên cứu phân viện Fukushima, Viện môi trường Hayashi Seiji bày tỏ ý kiến ​​của mình về mức độ ô nhiễm và mức độ nguy hiểm đối với sức khỏe:

“Tất nhiên, mức độ phóng xạ trên bề mặt trái đất 71 71μSv/h dĩ nhiên có thể được gọi là cao. Tôi nghĩ rằng nếu những điểm nóng như vậy được tìm thấy ở khu vực đông dân cư, thì chúng phải bị vô hiệu hóa ngay lập tức. Khi khoảng cách từ tâm chấn của các điểm đo giảm xuống, liều lượng ô nhiễm phóng xạ của không khí giảm và dấu vết bức xạ không phát tán khắp nơi, nhưng tập trung tại một điểm nhỏ, vì vậy, tôi tin rằng, “các điểm nóng”  chỉ giới hạn ở kích thước nhỏ. Vì lý do này, không thể xác định chính xác liều bức xạ thực sự  tiếp nhận và mức độ ảnh hưởng của nó đối với sức khỏe con người nếu người ta chỉ hoạt động trên các số đo thu được ở các điểm nóng. Cần phải tính đến sự chuyển động của con người, ví dụ, thời gian ở một nơi như vậy”.
A view shows a building, which houses a laboratory accredited by WADA, in Moscow - Sputnik Việt Nam
Vận động viên Mỹ sẽ tổ chức hoạt động phản đối chống lại đối thủ Nga

Không đáng sợ đến mức đó

Đến lượt mình, tổng biên tập của cổng thông tin Atominfo của Nga, Alexandr Uvarov, trong cuộc phỏng vấn với Sputnik, đã nói rằng các số liệu về mức độ phóng xạ trong các điểm nóng của thành phố khiến người bình thường e ngại, nhưng  trên thực tế, không phải mọi thứ đều đáng sợ đến mức đó:

“Trung bình, trong một năm do nguyên nhân tự nhiên, mỗi người tăng tiếp nhận từ 1000 đến 2000 microsievert. Và trong các tiêu điểm được phát hiện, vượt quá 500 lần. Nhưng một người có thể đạt được liều này nếu anh ta thực sự ngồi vào địa điểm này và sẽ ngồi trong một năm. Thực tế là những "điểm nóng" như vậy vẫn còn, chúng có thể nhỏ tới 1 xăng- ti- mét vuông và ít hơn, phải được chấp nhận là không thể tránh khỏi. Rốt cuộc, không gian rộng lớn trải qua quá trình khử nhiễm - một lỗ hổng nào đó có thể đã bị bỏ qua. Tất nhiên,  khen ngợi  những người của tổ chức Greenpeace tiến hành giám sát chặt chẽ là những gì các nhà hoạt động môi trường nên làm. Chính quyền cũng có thể được khen ngợi vì đã trả lời ngay lập tức phản ứng không thừa lời và tiến hành làm sạch. Mặc dù những điểm này không phải là mối nguy hiểm lớn, nhưng những người đến đó, những người sẽ chạy tiếp sức với ngọn lửa Olympic, không nên quá lo sợ cho sức khỏe của họ”.
© SputnikFukushima-1
Chuyên gia nhận xét về việc phát hiện ổ bức xạ tại cơ sở Olympic ở Fukushima - Sputnik Việt Nam
Fukushima-1

Người ta tin rằng một người không nên sợ sức khỏe của mình ở mức 0,57 μSv/h. Nhưng đây là giới hạn ngưỡng, mức an toàn nhất phải bằng một nửa - lên tới 0,2 μSV / h. Tuy nhiên, vào giữa thế kỷ trước, một trong những người sáng lập ra khoa phóng xạ, nhà khoa học Thụy Điển Rolf Sievert, người đặt tên cho đơn vị liều lượng bằng tên của mình, từng nói rằng bức xạ không có mức ngưỡng. Đó là, một giá trị cụ thể mà nạn nhân không thể trải nghiệm thiệt hại rõ ràng hoặc tiềm ẩn. Ngay cả những liều phóng xạ nhỏ nhất cũng có thể gây ra những thay đổi di truyền và cơ thể ở người, có thể không ảnh hưởng ngay đến sức khỏe của họ và không được chú ý trong một thời gian dài. Do đó, các chỉ số bức xạ tuyệt đối an toàn không tồn tại. Chúng ta chỉ có thể nói về giới hạn cho phép của nó.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала