TP.HCM: 8 ngành nghề có xu hướng thu hút người làm năm 2020

© Ảnh : Danh Lam – TTXVNDây chuyền sản xuất nguyên liệu để chế tạo pin năng lượng mặt trời tại Công ty TNHH JA Solar Việt Nam, vốn đầu tư của Hong Kong (Trung Quốc) tại khu công nghiệp Quang Châu (Bắc Giang)
Dây chuyền sản xuất nguyên liệu để chế tạo pin năng lượng mặt trời tại Công ty TNHH JA Solar Việt Nam, vốn đầu tư của Hong Kong (Trung Quốc) tại khu công nghiệp Quang Châu (Bắc Giang) - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Năm 2020, TP.HCM được dự báo sẽ có nhu cầu trên 323.000 việc làm, trong đó 135.000 việc làm mới, 8 ngành có xu hướng thu hút người làm.

Những nhóm ngành chiếm lĩnh vai trò quan trọng trong thị trường tuyện dụng

Mới đây, Trung tâm dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin lao động TP.HCM (Falmi) đã thông báo kết quả khảo sát thị trường lao động TP.HCM năm 2019 – dự báo nhu cầu nhân lực năm 2020.

Theo đó, nhu cầu tìm việc của người lao động tập trung một số ngành nghề có nhu cầu cao như: kinh doanh – thương mại (chiếm tỉ trọng 18,16%), tài chính – kế toán (11,16%), hành chính văn phòng (9,84%), vận tải (6,00%), công nghệ thông tin (5,33%), kiến trúc - công trình xây dựng (4,90%), cơ khí (4,72%).

Kỳ họp thứ 12 Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Tĩnh khóa XVII - Sputnik Việt Nam
Hà Tĩnh có hơn 35.000 người lao động trái phép ở nước ngoài

Thống kê nhu cầu tìm việc cho thấy lao động đã qua đào tạo có trình độ đại học trở lên chiếm 57,53%, cao đẳng 22%, trung cấp 6,62%, sơ cấp nghề 2,91% tập trung ở một số vị trí việc làm trong các ngành tài chính - ngân hàng, kế toán – tài chính, công nghệ thông tin, quản trị kinh doanh.

Dự báo, nhu cầu nhân lực tại TP HCM năm 2020 cần khoảng 323.000 chỗ làm việc, trong đó có 135.000 chỗ làm việc mới, tập trung chủ yếu ở 8 nhóm ngành nghề.

Ngành nghề có nhu cầu cao gồm các vị trí nào?

Công nghệ thông tin – Điện tử là một trong 4 ngành công nghiệp trọng yếu và tạo ra giá trị gia tăng cao trong những năm gần đây; xu hướng tận dụng những công nghệ số như trí tuệ nhân tạo (AI), chuỗi khối (blockchain), dữ liệu lớn (big data) ứng dụng trong hoạt động sản xuất kinh doanh.

Nhu cầu nhân lực tiếp tục tăng mạnh với các vị trí: an ninh mạng, lập trình, phát triển ứng dụng, thiết kế và điều hành web, thiết kế và thực hiện quy trình công nghệ, kỹ sư điện tử, thiết kế vi mạch, kỹ thuật viên điện tử, bảo trì hệ thống điện tử.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và các đại biểu tham quan triển lãm kỹ năng nghề trong khuôn khổ sự kiện.  - Sputnik Việt Nam
Thủ tướng tham dự Diễn đàn “Nâng tầm kỹ năng lao động Việt Nam”

Tiếp theo, Kỹ thuật cơ khí luôn là một trong những ngành then chốt đối với sự phát triển kinh tế - xã hội; nhu cầu nhân lực ở các vị trí: kỹ thuật viên cao cấp, kỹ sư giám sát, điều khiển trung tâm; kỹ sư công nghệ tự động điều khiển các dây chuyền sản xuất tự động trong các nhà máy; chuyên gia nghiên cứu và chuyển giao công nghệ.

Thương mại điện tử thu hút nhân lực với những vị trí như: Quản trị tiếp thị (Marketing Supervisor), Quản lý kế hoạch kỹ thuật số (Digital Planning Manager), tiếp thị số (Digital Marketing), Người viết quảng cáo (Copywriter) và điều phối viên truyền thông.

Ngành Logictics trong thời gian tới cần rất nhiều nhân lực phục vụ chuỗi cung ứng, với các vị trí: nhân viên chứng từ (Docs - Cus), thanh toán quốc tế, thu mua, nhân viên hiện trường/giao nhận (Operations - Ops), nhân viên điều vận đội xe/bãi (co-ordinator), quản lý hàng hóa
Tốc độ phát triển của ngành Du lịch và các dịch vụ khách sạn, nhà hàng thời gian gần đây kéo theo nhu cầu ngày càng gia tăng về nguồn nhân lực với kỹ năng thực hành, ứng dụng kiến thức vào thực tiễn, kỹ năng du lịch. Tập trung các vị trí việc làm như: hướng dẫn viên du lịch, nhân viên điều hành tour, quản lý nhà hàng, quản lý lữ hành quốc tế, nhân viên tư vấn du lịch.

Сông việc văn phòng - Sputnik Việt Nam
90 nghìn lao động nước ngoài ở Việt Nam giữ chức vụ lãnh đạo lớn

Về ngành Tài chính – Tín dụng – Ngân hàng – Bảo hiểm, nhu cầu nhân lực tập trung ở các vị trí chuyên viên phát triển mạng lưới, thanh toán quốc tế, kiểm tra dữ liệu, phát triển thị trường, chuyên viên tư vấn đầu tư.

Các doanh nghiệp dệt - may - giày da đã có nhiều thay đổi trong khâu thiết kế, đầu tư dây chuyền tự động hoá một số công đoạn. Một số vị trí việc làm thu hút nhân lực như: thiết kế mẫu, thiết kế khuôn mẫu, kỹ thuật dây chuyền, thợ lành nghề.

Ngoài ra, nhu cầu tuyển dụng nhân lực trong ngành Công nghệ thực phẩm tăng mạnh với các vị như: kỹ sư công nghệ thực phẩm, phân phối sản phẩm, kiểm tra chất lượng sản phẩm, chuyên gia hương vị, công nhân sản xuất - chế biến thực phẩm, công nhân đóng gói sản phẩm.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала