Bà và Gong Hongle - chuyên gia tại Viện Quan hệ Quốc tế tại Đại học Nam Kinh, bình luận về các biện pháp trừng phạt của Mỹ đối với bốn quan chức quân sự cấp cao của Myanmar.
Dự kiến vào đầu năm mới, Tòa án Công lý Quốc tế Liên Hợp Quốc sẽ đưa ra phán quyết dựa trên kết quả của các phiên điều trần, kết thúc vào tuần trước. Vụ việc được Gambia khởi xướng, thay mặt cho Tổ chức Hợp tác Hồi giáo đệ đơn kiện Myanmar. Gambia dự định tìm kiếm sự thừa nhận của Myanmar về trách nhiệm của mình đối với cáo buộc diệt chủng người Rohingya, những người theo đạo Hồi.
Myanmar đã bác bỏ cáo buộc này ngay từ trước phiên tòa, và sau kết quả các phiên điều trần, họ đã kháng cáo lên Tòa án Quốc tế Liên Hợp Quốc với yêu cầu từ chối xem xét vấn đề xung quanh người Rohingya. Trong bài phát biểu bế mạc, Cố vấn Nhà nước Myanmar, Bộ trưởng Ngoại giao Aung San Suu Kyi nói «hệ thống tư pháp quân sự Myanmar xứng đáng có cơ hội chứng minh khả năng hoạt động và tính hợp hiến của mình».
Chuyên gia Aida Simonia nhắc lại trong mối liên hệ này rằng "quân đội ở Myanmar là một cấu trúc hoàn toàn riêng biệt theo hiến pháp - rất mạnh mẽ, có ảnh hưởng, không phải tuân lệnh bất kỳ ai". Tổng tư lệnh tối cao Myanmar, tướng Min Aung Hlayen, hoặc tổng thống đất nước, có thể tham dự các phiên điều trần Hague. Trong khi đó, sự tham gia của người đoạt giải Nobel Hòa bình Aung San Suu Kyi đã mang lại cho Myanmar uy tín lớn. Chuyên gia tin rằng bài phát biểu của Aung San Suu Kyi đã gây ấn tượng rất tích cực, nếu các thẩm phán lắng nghe bà một cách vô tư và chấp nhận những lập luận trong bài phát biểu, thì Myanmar sẽ có thể thuyết phục tòa án việc mình không liên quan đến nạn diệt chủng, theo những tuyên bố vô căn cứ từ Gambia.
Rohingya refugees gather in the camps of Bangladesh chanting “Gambia, Gambia” as the country takes its case accusing Myanmar of genocide to the International Court of Justice.
— Kaamil Ahmed (@KaamilAhmed) December 10, 2019
Aung San Suu Kyi will defend Myanmar herself. pic.twitter.com/XVzIrVG7tg
rước thềm phiên tòa, Hoa Kỳ đã áp dụng các biện pháp trừng phạt đối với Tổng tư lệnh tối cao Myanmar, Tướng Min Aung Hlayen và ba quan chức quân sự cấp cao khác, cáo buộc họ vi phạm quyền của người Rohingya. Bà Aida Simonia tin rằng bước này có nghĩa là Hoa Kỳ hỗ trợ cho vụ kiện của Gambia, và cũng gây áp lực lên tòa án quốc tế:
«Hoa Kỳ đang can thiệp vào các vấn đề nội bộ Myanmar, áp đặt quan điểm của mình, và thậm chí là trừng phạt, nhưng sẽ không có tác dụng gì. Các lệnh trừng phạt từng được áp đặt dưới thời chế độ quân sự Myanmar, đối với toàn bộ các tướng lĩnh và thậm chí là các thành viên gia đình họ. Tất cả các tài khoản tại ngân hàng Mỹ đều bị đóng băng, doanh nghiệp Mỹ bị cấm mọi liên hệ kinh tế với đại diện của nhóm này. Bây giờ điều tương tự đang lặp lại - tài khoản bị đóng băng, hạn chế visa được đưa ra. Từ năm 1988, phần lớn nền kinh tế Myanmar dưới sự kiểm soát của quân đội. Vì vậy Hoa Kỳ đã đưa ra lệnh cấm kinh doanh với các doanh nghiệp thuộc sở hữu quân đội. Bây giờ không còn điều này nên các biện pháp trừng phạt nhẹ hơn, được áp đặt cho các cá nhân. Myanmar đã sống sót sau các lệnh trừng phạt này, hiện giờ không có gì mới, họ biết cách sống trong điều kiện trừng phạt kinh tế».
Chuyên gia cho rằng trong những điều kiện này, vị thế của Trung Quốc đã hỗ trợ mạnh mẽ cho Myanmar. Trung Quốc che chắn Myanmar khỏi những tác động bất lợi từ bên ngoài. Khi mối quan hệ kinh tế giữa phương Tây và Myanmar chấm dứt, Trung Quốc thay vào đó. Họ dẫn đầu trong đầu tư, hợp tác thương mại, kinh tế và quân sự. Nhiều nước ASEAN cũng chiếm một vị trí thích hợp. Do đó, các biện pháp trừng phạt của Mỹ không thể ảnh hưởng đến bất cứ điều gì vào thời điểm đó, chuyên gia lưu ý.
Đồng thời, Hoa Kỳ áp đặt các lệnh trừng phạt đối với công dân và tổ chức của Campuchia, Pakistan, Nam Sudan, Libya, Cộng hòa Dân chủ Congo, Latvia, Serbia và Slovakia. Cụ thể, các lệnh trừng phạt của Mỹ đã được áp dụng đối với một doanh nhân và một quan chức chính phủ cấp cao Campuchia, theo phía Mỹ, có liên quan chặt chẽ với Thủ tướng Campuchia Hun Sen. Cả hai đều bị buộc tội tham nhũng. Thượng nghị sĩ Sok Eysan của Đảng nhân dân Campuchia đang cầm quyền, nói lệnh trừng phạt của Mỹ không hiệu quả, được thiết kế chỉ để hỗ trợ phe đối lập. Ý kiến này được Reuters trích dẫn, lưu ý ông có ý nhắc đến Đảng Cứu nguy Dân tộc Campuchia đối lập, do chính Sam Raisy tạo ra.
Vào ngày 4 tháng 12, Bộ Ngoại giao Trung Quốc tuyên bố sẽ không cho phép Mỹ can thiệp vào vấn đề Tân Cương. Một tuyên bố được đưa ra liên quan đến việc Hạ viện Quốc hội Hoa Kỳ thông qua một dự luật về nhân quyền ở Tân Cương. Hiện dự luật đang chờ chữ ký của Tổng thống Trump. Tài liệu quy định biện pháp trừng phạt các quan chức Trung Quốc, theo ý kiến của chính quyền Mỹ, vi phạm nhân quyền ở Tân Cương. Dự luật cũng bắt buộc phải nghiên cứu khả năng cấm xuất khẩu một số hàng hóa, công nghệ và dịch vụ của Mỹ cho các cấu trúc nhà nước ở Trung Quốc tại Tân Cương. Trước đó, Yang Jiechi, ủy viên Bộ Chính trị Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc phụ trách các vấn đề quốc tế, đã bày tỏ sự phản đối mạnh mẽ trong một cuộc điện đàm với Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo về "sự can thiệp thô bạo" của Mỹ trong các vấn đề Hồng Kông và Tân Cương.