Không phải xâm lược: Thủ tướng Hun Sen bảo vệ diễn tập cứu hộ Việt Nam-Campuchia

© AP Photo / Heng SinithHun Sen
Hun Sen - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Thủ tướng Hun Sen cực lực lên án, chỉ trích những cáo buộc nhằm vào Chính phủ Campuchia cho rằng cuộc diễn tập cứu hộ là kế hoạch cho cuộc xâm lược của Quân đội Việt Nam tiến vào lãnh thổ Campuchia.

Thủ tướng Hun Sen chỉ trích cách hiểu sai về cuộc diễn tập cứu hộ với Việt Nam

Thủ tướng Hun Sen hôm qua đã chỉ trích các những phê bình, nhận định sai lầm trên các phương tiện truyền thông xã hội vì hiểu sai về động thái của chính phủ Campuchia tổ chức cuộc diễn tập cứu hộ thảm họa với binh sĩ Việt Nam tại tỉnh Svay Rieng trong tuần này, Khmer Times đưa tin cho biết.

Phạm Bình Minh  - Sputnik Việt Nam
Việt Nam và Campuchia giải quyết vấn đề biên giới như thế nào?

Thủ tướng Campuchia Hun Sen phát biểu khi tham dự buổi Lễ tốt nghiệp tại Đại học Hoàng gia Phnom Penh ở Koh Pich cho biết, lực lượng quân đội Campuchia đang lên kế hoạch tổ chức cuộc diễn tập cứu hộ thảm họa gần biên giới Việt Nam- tỉnh Svay Rieng vào ngày mai - 18.12.

Ông Hun Sen cực lực lên án những chỉ trích, cáo buộc chính phủ lên kế hoạch cho “cuộc xâm lược của quân đội Việt Nam vào Campuchia”.

“Tại sao chúng ta phải tổ chức một cuộc diễn tập trận cứu hộ thảm họa chung? Bởi vì chúng tôi muốn củng cố nỗ lực cứu hộ dọc biên giới”, ông nói. “Đây là sáng kiến ​​của tôi với tư cách là Thủ tướng của Vương quốc Campuchia - Tôi đã yêu cầu tổ chức cuộc diễn tập cứu hộ chung này với Việt Nam, Thái Lan và Lào”.
“Đây không phải là một cuộc xâm lược!”, ông Hun Sen nhấn mạnh.

Quân đội Việt Nam đã hỗ trợ cứu hộ người dân Campuchia như thế nào?

Thủ tướng Hun Sen lưu ý rằng ông đã yêu cầu các binh sĩ Việt Nam vào năm 2011 giúp sơ tán hơn 200 gia đình Campuchia ở tỉnh Ratanakiri đến một khu vực an toàn bên kia biên giới do lũ lụt.

“Chúng ta đã phải chịu đựng nhiều thảm họa như năm 2011 tại tỉnh Ratanakiri”, ông Hun Sen nhắc lại. “Tôi đã gọi cho Hà Nội để yêu cầu sự trợ giúp từ quân đội Việt Nam. Họ hợp tác với những người lính Campuchia để sơ tán người dân đến các khu vực an toàn ở Việt Nam vì chúng tôi không thể làm điều đó ở đây”.

Đồng chí Trần Quốc Vượng Uỷ viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng trao Huân chương Sao vàng của Chủ tịch nước cho Lực lượng chuyên gia Việt Nam giúp Cách mạng Campuchia. - Sputnik Việt Nam
Lực lượng chuyên gia Việt Nam giúp cách mạng Campuchia được vinh danh
Ông cho biết, thiên tai là không thể đoán trước và cần có sự hợp tác từ các nước láng giềng như Việt Nam.

“Những thảm họa như động đất vẫn xảy ra ở các nước ASEAN. Do đó, chúng ta phải luôn sẵn sàng, chuẩn bị trước”, ông Hun Sen nói. “Cuộc diễn tập này là sáng kiến ​​của Thủ tướng Hun Sen. Tôi muốn bảo vệ người dân của tôi khỏi các mối nguy hiểm rình rập. Hỗ trợ xuyên biên giới không phải là hành vi xâm phạm chủ quyền”.

Một người dùng Facebook bình luận: “Ba xã ở tỉnh Svay Rieng, huyện Svay Tiep được chính phủ chỉ định là “Vùng Trắng”, cho phép lực lượng Việt Nam đóng quân ở đó”.

Tuy nhiên, tuyên bố này đã bị Lực lượng vũ trang phủ nhận.

Diễn tập cứu hộ chung Việt Nam- Campuchia: Không phải cuộc xâm lược

Phát biểu liên quan đến sự kiện quan trọng này, Tướng Phorn Nara của Campuchia cho biết đơn vị của ông sẽ tham gia cuộc diễn tập sắp tới tại Chantrea, Svay Rieng.

Ông nói rằng cuộc diễn tập chung nhằm tăng cường năng lực cứu trợ thảm họa.

“Chúng tôi đã kiểm tra sân tập thực tế”, Tướng Nara cho biết. “Đây là cuộc diễn tập giữa Lực lượng Vũ trang Hoàng gia Campuchia và Quân đội Nhân dân Việt Nam. Nó sẽ được tiến hành dọc biên giới hai nước”.

Người phát ngôn Bộ Quốc phòng, Tướng Chhum Sucheat hôm qua cho biết ông không thể tiết lộ có bao nhiêu binh sĩ sẽ tham gia cuộc diễn tập, nhưng ông lưu ý rằng đây là sự kiện có quy mô lớn.

Hun Sen - Sputnik Việt Nam
Ông Hun Sen đích thân chủ trì lễ khánh thành chợ biên giới Việt Nam-Campuchia

Tuy nhiên, Tướng Ith Sarath, Phó Tổng tư lệnh Quân đội Hoàng gia Campuchia, nói với Khmer Times rằng 1.143 binh sĩ sẽ tham gia, trong đó chỉ có 471 lính Việt Nam.

Đồng thời, Tướng Sucheat cũng khẳng định, đây không phải là một cuộc xâm lược.

“Việc diễn tập cứu hộ thảm họa chung của chúng tôi sẽ có lợi cho người dân từ cả hai quốc gia, quân đội của cả hai quốc gia sẽ can thiệp để giúp đỡ lẫn nhau khi hai phía gặp bất kỳ thảm họa nào trong tương lai”, ông nói. “Điều quan trọng nhất là cuộc diễn tập chung hoàn toàn là để chuẩn bị cho nhiệm vụ nhân đạo. Chúng tôi chỉ muốn tăng cường hợp tác quân sự với các nước láng giềng. Chúng tôi cũng đang thảo luận với Thái Lan và Lào về việc chúng tôi có thể tiến hành diễn tập tương tự với họ hay không”.

Tướng Sucheat lưu ý Bộ trưởng Quốc phòng Tea Banh cùng với Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam Ngô Xuân Lịch sẽ chủ trì lễ khai mạc sự kiện ở khu vực dọc biên giới hai tỉnh Svay Rieng của Campuchia và Long An của Việt Nam.

Vì sao dư luận Campuchia hoang mang về đợt diễn tập chung biên giới Việt-Campuchia?

Đại diện các Bộ, ngành và chuyên gia chủ trì hội thảo “Hợp tác Việt Nam – Campuchia trong bối cảnh mới của ASEAN”. - Sputnik Việt Nam
Việt Nam và Campuchia tìm kiếm cơ hội hợp tác đầu tư
Ông Kin Phea, Tổng giám đốc Viện Quan hệ Quốc tế tại Học viện Hoàng gia Campuchia, hôm qua cho biết việc Bộ Quốc phòng không cung cấp đủ thông tin về cuộc diễn tập chung với Việt Nam gây hoang mang cho công chúng.

“Khi mọi người nhìn thấy quân đội Việt Nam được huy động trong lãnh thổ chúng ta, họ cảm thấy như thể những người lính nước ngoài đó đang vi phạm chủ quyền của Campuchia vậy”, ông Phea nói.

Tuy nhiên, lãnh đạo Viện Quan hệ Quốc tế tại Học viện Hoàng gia Campuchia lưu ý cuộc diễn tập sẽ mang lại lợi ích cho cả người Campuchia lẫn phía Việt Nam.

“Bài diễn tập chung này sẽ giúp tăng cường khả năng cứu nạn cứu hộ của cả hai quốc gia”, ông Phea nói. “Đây cũng phản ánh sự hợp tác tốt đẹp giữa hai lực lượng vũ trang. Campuchia không chỉ tiến hành các cuộc tập trận quân sự với Trung Quốc - bất kỳ quốc gia nào cũng được hoan nghênh trong hoạt động này”.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала