Trước đó có một nguồn tin khác trong ngành cho biết vào tháng hai từ sân bay vũ trụ Plesetsk có kế hoạch phóng một vệ tinh dự bị thế hệ tiếp theo Glonass-M, để thay thế vệ tinh cùng loại trên vũ trụ đã quá thời hạn phục vụ từ tháng mười một.
“Việc phóng vệ tinh Glonass-K thứ ba dự kiến vào cuối tháng 3 năm 2020”, nguồn tin nói với Sputnik
Roscosmos không bình luận gì về thông tin nói trên.
Vào tháng 11 còn có một nguồn tin nữa trong ngành thông báo với Spunik rằng năm 2020 có kế hoạch phóng hai vệ tinh Glonass-M cuối cùng, hai vệ tinh Glonass-K và một vệ tinh Glonass-K2.
Loại vệ tinh thế hệ mới Glonass-K và Glonass-K2 khác với thiết bị Glonass-M thế hệ trước ở chỗ số lượng lớn tín hiệu dẫn đường phát ra nhiều hơn (Glonass-M phát ra 5 tín hiệu, Glonass-K và Glonass-K2 phát ra 7 và 9 tín hiệu ương ứng mỗi loại), và thời gian phục vụ lâu hơn (7 năm đối với Glonass-M, 10 năm đối với Glonass-K và Glonass-K2).
Vệ tinh Glonass-K đầu tiên được phóng lên vũ trụ vào tháng 2 năm 2011 và hiện đang trong quá trình thử nghiệm bay. Thiết bị Glonass-K thứ hai được phóng lên quỹ đạo vào tháng 12 năm 2014 và kể từ tháng 2 năm 2016 đã hoạt động đúng chức năng dự định của nó.
Giờ đây, nhóm vệ tinh dẫn đường toàn cầu GLONASS của Nga hoạt động trên quỹ đạo bao gồm 28 chiếc (26 vệ tinh Glonass-M và hai vệ tinh Glonass-K), trong đó có 22 thiết bị đang thực hiện nhiệm vụ chức năng, một chiếc đang trong quỹ đạo dự bị, một vệ tinh nữa ở giai đoạn bay thử nghiệm, ba chiếc đang được bảo trì, một chiếc chuẩn bị đưa vào hoạt động. Để tín hiệu dẫn đường của hệ thống này phủ sóng toàn cầu cần có 24 vệ tinh hoạt động.