Phi hành gia nhận liều phóng xạ tương đương người thanh lý tai nạn hạt nhân
"Trên Trái đất, một người bình thường mỗi năm nhận được một liều phóng xạ tương đương 1 millisievert, còn một phi hành gia trên ISS nhận được liều 220 millisievert",- ông nói.
Theo tiêu chuẩn trên mặt đất, liều phóng xạ cho nhân viên nhà máy điện hạt nhân là 20 millisievert mỗi năm và đối với người thanh lý tai nạn là 200 millisievert. Nói cách khác, một phi hành gia sau chuyến bay một năm lên ISS và trở về thì sẽ nhận được một liều phóng xạ tương đương người thanh lý tai nạn nhà máy điện hạt nhân.
Vấn đề là do vết lóa Mặt trời
Theo ông Shurshakov, khi xảy ra những cơn bão mặt trời nghiêm trọng với tần suất 11 năm một lần, liều phóng xạ trên ISS tăng gấp 10 lần.
“Tuy nhiên, một sự kiện proton như vậy kéo dài khoảng một ngày rưỡi. Giả sử một phi hành gia bay nửa năm và trong vòng thời kỳ này xảy ra vết lóa Mặt trời, nghĩa là sau chuyến bay này, ông ta sẽ nhận được một liều tương đương 190 ngày, chứ không phải là 180 ngày”, - ông giải thích.
Sự bảo vệ là từ trường của Trái đất
Nhà khoa học lưu ý rằng trên quỹ đạo của ISS, các phi hành gia được bảo vệ tốt để tránh bức xạ do từ trường của Trái đất, vì vậy vấn đề hạ cánh khẩn cấp trong trường hợp xảy ra vết lóa Mặt trời cực mạnh chưa bao giờ được nêu ra.
"Khi xảy ra vết lóa Mặt trời, chúng tôi nói với phi hành đoàn của trạm quỹ đạo Hòa Bình chuyển phòng ngủ từ cabin đến vị trí trung tâm, vì nơi này được bảo vệ chống phóng xạ tốt nhất - liều lượng ở đây ít hơn 3 lần so với trong cabin. Ở trên ISS cũng tương tự như vậy", - ông Shurshakov nói.