Cựu Phó Chủ tịch TP.HCM Nguyễn Hữu Tín xin lỗi toàn thể nhân dân

© Ảnh : Thành Chung - TTXVNBị cáo Nguyễn Hữu Tín nói lời sau cùng tại phiên tòa ngày 30/12/2019
Bị cáo Nguyễn Hữu Tín nói lời sau cùng tại phiên tòa ngày 30/12/2019 - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Ngày 30.12, TAND TP.HCM tiếp tục phiên xét xử bị can Nguyễn Hữu Tín (62 tuổi, cựu Phó Chủ tịch UBND TP.HCM) và 4 đồng phạm về tội Vi phạm quy đình về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí tiếp tục với phần tự bào chữa của các bị cáo.

Ông Nguyễn Hữu Tín: Bị cáo rất hối hận, không ngờ lại bị kẻ xấu trục lợi

Là người đầu tiên tiến hành tự bào chữa trước tòa, bị cáo Nguyễn Hữu Tín bày tỏ sự đồng tình với quan điểm của các luật sư bảo vệ mình (Trần Minh Hải và Nguyễn Thị Huyền Trang), thừa nhận đã làm sai quy định khi cho phép Công ty Cổ phần Xây dựng Bắc Nam 79 của Phan Văn Anh Vũ (tức Vũ ‘nhôm’) thuê nhà đất số 15 Thi Sách, Quận 1, TP.HCM.

“Bị cáo thừa nhận hành vi sai phạm của mình, bị cáo không đổ lỗi cho bất kỳ ai dù là cấp trên, các bộ ngành trung ương, cơ quan tham mưu. Với tư cách là người lãnh đạo thành phố thời kỳ đó, bị cáo xin nhận trách nhiệm trước Đảng, trước nhân dân, trước pháp luật”, bị cáo Nguyễn Hữu Tín trình bày.

Các bị cáo nghe đại diện Viện Kiểm sát luận tội.  - Sputnik Việt Nam
Dính đến Vũ ‘nhôm’, ông Nguyễn Hữu Tín bị đề nghị 7-8 năm tù
Các nội dung tranh luận, ông Tín chỉ xin trình bày thêm nguyên nhân, động cơ, bối cảnh pháp lý khi ký văn bản chứ không “nhằm biện minh”.

Theo cựu Phó Chủ tịch TP.HCM, sau khi nhận được các văn bản của Bộ Công an, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, tham mưu của các sở, ban, ngành, bị cáo Nguyễn Hữu Tín đã chấp thuận cho Công ty Bắc Nam 79 thuê đất số 15 Thi Sách vì nhận thấy đề nghị của các Bộ, ngành phù hợp với pháp lệnh tình báo, Chỉ thị số 936 của Thủ tướng Chính phủ.

Những văn bản này nêu rõ chính quyền các cấp phải tạo điều kiện, đáp ứng yêu cầu các cơ quan tình báo, tổ chức bình phong. Ngoài ra, bị cáo Nguyễn Hữu Tín nhận định, việc cho thuê đất này hoàn toàn không có sự chuyển dịch về sở hữu, vẫn là cơ quan của Nhà nước.

“Vì nhận thức như vậy nên bị cáo đã chấp thuận chủ trương. Bị cáo không có mục đích riêng tư gì. Bị cáo nhận thức đây là việc chuyển giao đất giữa các cơ quan Nhà nước (từ Bộ Văn hóa Thể thao - Du lịch đến Bộ Công an) thì Nhà nước không bị thiệt hại. Thời gian trong trại giam bị cáo lúc nào cũng trăn trở là, chỉ vì lợi ích an ninh quốc gia lại gây thiệt hại cho quốc gia”, ông Nguyễn Hữu Tín thừa nhận trước tòa.
“Bị cáo rất hối hận. Bị cáo rất thấm thía lời kiểm sát viên trước đó là 'cho dù hỗ trợ cho an ninh quốc phòng cũng phải làm đúng quy trình, cho dù là thực hiện theo chỉ thị của Thủ tướng cũng không thể trái với Luật đất đai'. Bị cáo không bao giờ ngờ việc làm của mình lại bị kẻ khác trục lợi gây thiệt hại cho Nhà nước”, cựu Phó Chủ tịch TP.HCM nghẹn ngào.

Kết thúc phần tự bào chữa, ông Nguyễn Hữu Tín xem đây là tình tiết giảm nhẹ cho bị cáo. Cựu Phó Chủ tịch TP.HCM kiến nghị HĐXX, xem xét quá trình xử lý hệ thống các văn bản này đều có độ chênh, khoảng trống, có chỗ, có nơi tạo ra khoảng trống, tạo điều kiện cho những kẻ xấu lợi dụng trục lợi để thâu tóm tài sản Nhà nước.

Ông Tín mong HĐXX có ký kiến chính thức để Chính phủ, các bộ, ngành trung ương sớm ban hành các quy chế, quy trình, văn bản hướng dẫn chi tiết để những người sau này có thực hành công vụ thì không bị như bị cáo hiện nay.

Ngoài ra, bị cáo Nguyễn Hữu Tín cũng xin giảm nhẹ hình phạt cho cấp dưới, đồng nghiệp của mình, các cán bộ tham mưu, không có tư lợi gì cả nhưng phải chịu trách nhiệm như bị cáo.

Ông Đào Anh Kiệt: Thành khẩn không có nghĩa là nhận tội

Trong phần tự bào chữa, bị cáo Đào Anh Kiệt (nguyên giám đốc Sở Tài nguyên và môi trường) cho rằng Sở Tài nguyên & môi trường chỉ quản lý đất tại số 15 Thi Sách trên bản đồ và sổ bộ. Thẩm quyền cho thuê chỉ định và cho khấu trừ tiền thuê đất là thuộc về đơn vị quản lý kinh doanh nhà và Sở Tài chính.

“Tôi không phủ nhận những gì mình đã làm. Cáo trạng bỏ qua tình tiết chứng minh tôi vô tội, bỏ qua một số tình tiết chuyển đổi từ mục đích an ninh sang thương mại, dịch vụ, dẫn đến quy tội tôi quá nặng”, bị cáo Đào Anh Kiệt nói.

Bên cạnh đó, quyết định giao cho thuê đất cho công ty cổ phần xây dựng Bắc Nam 79 của Phan Văn Anh Vũ có hạn chế các quyền lợi về kinh tế để công ty chuyên tâm làm nhiệm vụ an ninh. Cụ thể là ở Điều 2 Luật đất đai không được chuyển đổi, cho thuê, góp vốn.

 Bị cáo Nguyễn Hữu Tín, nguyên Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh. - Sputnik Việt Nam
Ông Nguyễn Hữu Tín nhận tội

Ông Đào Anh Kiệt nhấn mạnh, sau đó cị cáo đã về hưu, nên không liên quan gì đến nhà đất số 15 Thi Sách có sử dụng vào mục đích thương mại hay không. Với lập luận này, ông Kiệt cho rằng mình không tiếp tay giúp sức cho mục đích mà mình không biết, không nắm được.

“Sau khi tham mưu, tôi không còn liên quan gì nữa mà về hưu. Khi tôi về hưu, trong hồ sơ của Sở Tài nguyên và Môi trường không có 1 hồ sơ nào liên quan đến mục đích thương mại, dịch vụ nên tôi không thể tiếp tay giúp sức để thực hiện một việc mà tôi không thể biết được”, ông Kiệt nhấn mạnh.

Theo nguyên Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường, vì mục đích an ninh nên Công ty Bắc Nam 79 mới được thuê đất 15 Thi Sách mà không thông qua đấu giá. Văn bản 2781 không thể giúp chuyển đổi đất thành mục đích thương mại dịch vụ được, nên công ty mới đi một bước nữa là sử dụng những văn bản của Bộ Công an, công ty được các cơ quan hữu quan cung cấp hồ sơ quy hoạch và được UBND TP công nhận chủ đầu tư khu trung tâm phức hợp thương mại dịch vụ tại 15 Thi Sách.

“Như vậy chẳng khác nào ủy ban đã công nhận cho công ty sử dụng cùng một lúc 2 mục đích khác nhau trên cùng 1 mảnh đất vẫn còn là công sản”, bị cáo Kiệt lập luận.

Còn về khoản tiền 6,7 tỷ đồng thiệt hại do khấu trừ vào tiền thuê đất, bị cáo Đào Anh Kiệt nhận định, Công ty Xây dựng Bắc Nam 79 của Phan Văn Anh Vũ sử dụng vào mục đích thương mại dịch vụ nên 6,7 tỷ đồng thực chất là đền bù phần xác nhà mà Công ty này đã đập bỏ để sử dụng mục đích quốc phòng an ninh. Do vậy, theo ông Kiệt, đây không được tính là thiệt hại.

Ông cũng khẳng định, trong vụ việc này, bản thân bị cáo nhận thức mục đích nghiệp vụ an ninh là mục đích cao nhất và cuối cùng. Cựu Giám đốc Sở Tài nguyên & Môi trường Đào Anh Kiệt phản đối quan điểm của VKS cho là ông không thành khẩn.

“Thành khẩn không có nghĩa là phải nhận tội, mà là khai đầy đủ toàn bộ sự thật của vụ án. Mục đích vì an ninh quốc phòng là mục đích duy nhất và cuối cùng tôi nghĩ đến. Bị cáo không có chức năng, thẩm quyền quản lý, xử lý tài sản công, nên thấy không thỏa mãn khi bị cáo buộc tội này cũng như phải chịu trách nhiệm về việc chuyển đổi khu đất sang thương mại dịch vụ”, ông Kiệt nói và cho biết sẽ tuân thủ mọi phán xét của tòa, chỉ mong HĐXX có bản án thích hợp đúng người đúng tội.

Trong vụ án này, có 4 trong tổng số 5 bị cáo được đánh giá thành khẩn, ăn năn hối cải và xin giảm nhẹ hình phạt. Chỉ có bị cáo Kiệt có nội dung khai báo chưa thành khẩn. Tuy nhiên, sau phần xét hỏi và luận tội của Viện Kiểm sát nhân dân TP.HCM, bị cáo Đào Anh Kiệt đã thay đổi thái độ khai báo.

Viện Kiểm sát: Không thể tiết lộ bí mật nhà nước nhưng các bị cáo đã sai từ đầu

Sau phần tự bào chữa của các bị cáo, đại diện Viện Kiểm sát Nhân dân TP.HCM khẳng định, việc truy tố các bị cáo về tội vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí là “đúng người, đúng tội”.

Ông Nguyễn Hữu Tín trước khi nghỉ hưu.  - Sputnik Việt Nam
Xét xử cựu Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Hữu Tín

Công tố viên Nguyễn Đức Bằng, đại diện Viện Kiểm sát Nhân dân TP.HCM phát biểu bày tỏ quan điểm không đồng tình với ý kiến của luật sư khi cho rằng không có chức năng quản lý tài sản công thì không phạm tội vi phạm quy định trong quản lý tài sản nhà nước, đồng thời, ông Bằng nhấn mạnh rằng bất kỳ cơ quan nào gây thất thoát lãng phí đều phải chịu trách nhiệm hình sự, “không có ngoại lệ”.

Quá trình xác định thiệt hại, đối với khoản tiền 6,7 tỉ Công ty Bắc Nam 79 được các bị cáo hỗ trợ trái pháp luật, VKS cho rằng, đây là thiệt hại mà Nhà nước chưa thu hồi được.

Lý do là vì, theo VKS, đây là khoản tiền bồi thường giải phóng mặt bằng trên đất, và bất kỳ công ty nào đứng ra thuê đất cũng phải trả khoản tiền này cho Nhà nước, còn tiền thuê đất là một khoản riêng. Như vậy, bên thuê đất phải có nghĩa vụ nộp 6,7 tỷ để đền bù “xác nhà” của Nhà nước, phải phá đi để phục vụ mục đích riêng của họ, cũng như phải trả thêm tiền thuê đất cho Nhà nước. Điều này có nghĩa là, Nhà nước đúng ra phải nhận được thêm 6,7 tỷ nữa mới có thể cho thuê như thời hạn trên, VKS nhận định.

VKS cũng cho biết, với khoản 802 tỷ đồng tiền sử dụng đất, hiện tại Nhà nước vẫn chưa thu hồi được. Trong khi đó, ở khu đất này, công trình 18 tầng đã được xây dựng, thu của khách hàng 1033 tỷ đồng. Mặc dù việc Nhà nước chưa thu hồi được khoản tiền này không phải là 100% thiệt hại, nhưng thiệt hại trên thực tế đã xảy ra, và vì thời hạn tố tụng hạn chế nên chỉ có thể xác định thiệt hại tương đối.

Trong khi đó, theo báo cáo của Nova Madison, công ty dự kiến công trình tòa nhà 18 tầng trên lãi 300 tỷ đồng, nhưng đây chỉ là số dự kiến, không thể coi như thiệt hại.

Tiếp đến là về hành vi sai phạm. VKS cho biết, nhà đất 15 Thi Sách là đất công sản, đang cho Công ty Phim Giải phóng thuê, do đó phải theo Quyết định 09, Quyết định 140, ngoài ra còn phải tuân thủ quy định của Luật đất đai. Như vậy, việc xử lý nhà đất 15 Thi Sách phải căn cứ theo 2 hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, đó là pháp luật về công sản và pháp luật về đất đai.

Ông Nguyễn Hữu Tín - Sputnik Việt Nam
UBND TP.HCM chỉ đạo khẩn vụ ông Nguyễn Hữu Tín

Theo VKS, các văn bản đề xuất hỗ trợ, chỉ đạo không thể trái luật vì Luật đất đai là luật đã được Quốc hội thông qua, có giá trị cao nhất trong các vấn đề liên quan đất đai, các văn bản dưới luật không thể trái Luật đất đai. Cũng theo VKS, các văn bản mật liên quan trong vụ án không xung đột với quy định pháp luật.

“Chúng tôi không thể tiết lộ bí mật nhà nước nhưng thực tế không có gì xung đột. Chúng tôi ghi nhận 1 phần, đề nghị HĐXX xem xét rằng Bộ Công an có văn bản đề nghị hỗ trợ nhưng hỗ trợ cũng phải xem xét quy định pháp luật. Do đó chúng tôi cũng đã xem xét trong mức án đề nghị. Không phải Công văn 3702 sai mà loại bỏ trách nhiệm của các bị cáo. Vì mỗi người có chức trách, nhiệm vụ riêng và phải làm đúng quy định pháp luật. Các bị cáo đã sai ngay từ đầu, sai từ thẩm quyền, nhà đất phải đấu giá nhưng không đấu giá”, ông Nguyễn Đức Bằng phát biểu.

VKS cũng khẳng định không có chuyện bỏ lọt tội phạm, đồng thời không đồng ý với ý kiến cho rằng nếu đấu giá nhà đất 15 Thi Sách sẽ làm lộ bí mật về tổ chức bình phong vì vẫn còn phương án là xin ý kiến Thủ tướng Chính phủ.

VKS nhận định, chính vì Công ty Bắc Nam 79 đã có âm mưu từ trước, hòng chiếm đoạt nhà đất này để thu lơi,  nếu trình ra Thủ tướng mới lộ hết, vì vậy, “các bị cáo tham mưu sai thì phải chịu trách nhiệm”.

Vụ nhà 15 Thi Sách: Các bị cáo nói lời sau cùng

Là người đầu tiên nói lời sau cùng, bị cáo Tín bày tỏ lòng cảm ơn cán bộ điều tra, luật sư trong quá trình điều tra giúp bị cáo nhận thức sâu sắc hơn về sai phạm của mình và bản chất của vụ án. Về sai phạm, bị cáo Tín đã xin nhận trách nhiệm về mình nên xin không nói thêm.

“Bị cáo chỉ xin bày tỏ trăn trở tâm tư của một cán bộ trưởng thành từ trong quân ngũ. Tôi là người lính từng xách ba lô về cùng với các đồng đội xây dựng thành phố góp phần xây dựng thành phố suốt 40 năm qua và đã xây dựng được niềm tin với người dân bao năm qua. Nhưng cũng chỉ vì suy nghĩ chủ quan nôn nóng, mặc dù biết rằng không phải động cơ vụ lợi, an ninh quốc gia hay bất chấp pháp luật mà vì nhận thức chưa đúng khiến hôm nay phải đứng đây với tư cách là bị cáo. Tài sản lớn nhất của tôi là niềm tin của nhân dân TP.HCM nhưng chỉ vì một phút hiểu sai chủ trương mà tôi đã đánh mất đi niềm tin của nhân nhân TP.HCM. Qua đây, tôi xin gửi lời xin lỗi tới toàn thể bà con nhân dân TP.HCM”, bị cáo Tín nghẹn ngào nói trước HĐXX.

Cựu Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Đào Anh Kiệt cho rằng vai trò của bị cáo trong vụ án rất nhỏ, khi bị cáo về hưu vẫn chưa xảy ra thiệt hại, bị cáo xin chấp hành mọi phán quyết, tuy nhiên đề nghị HĐXX lưu ý đến nhân thân, những đóng góp của bị cáo đối với Nhà nước khi lượng hình.

Ông Nguyễn Hữu Tín - Sputnik Việt Nam
Vì sao cựu Phó Chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Hữu Tín cùng 2 thuộc cấp bị bắt?

Các bị cáo Lê Văn Thanh, Trương Văn Út, Nguyễn Thanh Chương nói lời sau cùng cũng xin trình bày các tình tiết xin Tòa giảm nhẹ hình phạt cho bản thân cơ hội làm lại cuộc đời.

Trong phần luận tội đối với 5 bị cáo, đại diện Viện Kiểm sát Nhân dân TP.HCM đề nghị HĐXX tuyên phạt bị cáo Nguyễn Hữu Tín, Đào Anh Kiệt (62 tuổi, nguyên Giám đốc Sở Tài nguyên & Môi trường TP.HCM) cùng mức án từ 7 - 8 năm tù, bị cáo Trương Văn Út (49 tuổi, nguyên Phó trưởng phòng Quản lý đất thuộc Sở Tài nguyên & Môi trường TP.HCM) và bị cáo Lê Văn Thanh (57 tuổi, nguyên Phó chánh văn phòng UBND TP.HCM) cùng bị đề nghị mức án từ 5 - 6 năm tù, bị cáo Nguyễn Thanh Chương (45 tuổi, nguyên Trưởng phòng Đô thị, Văn phòng UBND TP.HCM) bị đề nghị mức án từ 4 - 5 năm tù.

Ngày mai 31.12, HĐXX sẽ tuyên án lúc 9h sáng.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала