Như chuyên viên phân tích Charles Sannat giải thích trong cuộc phỏng vấn của Sputnik, xét trên bình diện kinh tế vĩ mô, ảnh hưởng của các cuộc bãi công tương đối nhỏ.
«Hiện còn quá sớm để nói về hậu quả thực sự là bao nhiêu. Chỉ có thể ước tính quy mô so với những cuộc đình công trước đó. Hoạt động của phong trào «Áo gile vàng» dẫn đến thiệt hại 0,1% GDP, nếu tính rằng các cuộc bãi công chỉ diễn ra một ngày mỗi tuần. Trong cuộc bãi công chống cải cách lương hưu năm 1995, khi phong trào phản kháng diễn ra mạnh còn thiệt hại cho nền kinh tế Pháp ở mức lớn, cũng là 0,2 điểm GDP. Tức là, về mặt kinh tế vĩ mô, thì tổn thất không quá nặng».
«Ngay cả là sau này, khi SNCF cho xuất nhiều chuyến tàu hơn để bù đắp cho việc thiếu lưu thông, thì trong trường hợp cụ thể như vậy hiệu quả cũng chỉ là tương đối nhỏ. Lấy ví dụ thời kỳ đón Năm Mới - bây giờ là đỉnh cao lễ hội, nhiều người hôm nay đã không thể đón Giáng sinh cùng gia đình và không chắc gì là họ sẽ về quê nhà sau hai tuần nữa, khi kỳ nghỉ lễ kết thúc và bắt đầu làm việc trở lại. Tức là, chẳng cần nghi ngờ gì, SNCF chắc chắn sẽ chịu lỗ, điều này rõ hơn trong báo cáo tài chính của công ty vào cuối năm».
Cũng như năm 2018, những mất mát này là do nhiều hành khách từ bỏ ý tưởng di chuyển bằng tàu hỏa. Thương mại, khách sạn và ngành dịch vụ ăn uống cũng bị ảnh hưởng nặng bởi các cuộc bãi công. Đại diện của những lĩnh vực kinh tế này cho biết thu nhập giảm khoảng 30-60% hồi trung tuần tháng 12. Đó «thảm họa», - theo lời ông Marcel Benezet Chủ tịch Hiệp hội Công nhân Độc lập Quốc gia.
Theo quan điểm của chuyên gia Charles Sannat, thương mại và du lịch chịu tác động chủ yếu của sự thay đổi hành vi từ phía người tiêu dùng, ngày càng ưa sử dụng dịch vụ trực tuyến mà ít tự mình đến các cửa hàng thông thường, gây ảnh hưởng đến thu nhập của một số thương nhân.
Phòng Công nghiệp-Thương mại Paris ghi nhận hoạt tính giảm 30-50% tại các cửa hiệu Paris trong tuần bãi công đầu tiên. Hồi giữa tháng 12, bà Anna Hidalgo Thị trưởng Paris yêu cầu bồi thường cho thiệt hại của giới doanh nhân thủ đô. Đáp lại, Chính phủ Pháp đưa ra các biện pháp đã thực hiện trong thời gian các cuộc biểu tình của phái «Áo gile vàng», cụ thể là dời chuyển ngày nộp thuế. Nghị sĩ Laurent Maillard, đại diện của đảng «Tiến lên, nền Cộng hoà!» trong Quốc hội Pháp nhận xét: «Nhờ sự dời hoãn này, các công ty sẽ có vốn lưu động miễn phí trong giai đoạn khá khó khăn phức tạp».
«Sự thay đổi tổng thể về thói quen của người tiêu dùng cũng đang diễn ra trong lĩnh vực du lịch và các dịch vụ vận tải. Nếu cần chọn giữa một khách sạn có vẻ ngoài xấu xí, cửa sổ nhìn ra đường cao tốc bận rộn với giá 80 euro mỗi ngày đêm và căn hộ ở trung tâm thành phố tìm thấy trên Airbnb với cùng một mức giá, hẳn bạn sẽ biết lựa chọn nào được ưu tiên. Khách sạn có thể phàn nàn, nhưng tại sao họ than phiền? Bởi vì đang diễn ra bãi công hoặc vì giống như các lĩnh vực khác của nền kinh tế, họ phải đối mặt với những thay đổi toàn cầu trong thói quen của người tiêu dùng, khó thích nghi và thậm chí đối với một số người còn là không thể?».
«Quý vị có thể nói với mọi người rằng đây là thảm họa kinh tế - giống như bạn có thể chụp cận cảnh một chiếc bình đang cháy và nói rằng có những điều hoàn toàn đáng sợ đang xảy ra, rằng những thành viên «Áo gile vàng» là lũ thây ma sống khát máu đang hủy hoại mọi thứ xung quanh và cảnh đá chọi đá từ Paris sẽ không ngừng lại. Và đó chỉ là chụp một cái bình cháy nóng bỏng. Người ta đã làm thế trong suốt cả năm qua, tất cả rất mệt mỏi. Điều này sẽ tác động đến dư luận chút nào chăng? Theo một nghĩa nào đó, mọi người đang bất cần. Mọi thứ tuỳ thuộc vào cách những thông tin được đưa tin các phương tiện truyền thông như thế nào».
«Cũng có những người hưởng lợi từ sự thay đổi tổng thể trong nếp quen của người tiêu dùng. Chuyện ở đây nói về hiện tượng rất quan trọng trên bình diện ý nghĩa kinh tế vĩ mô, đây không phải là những thay đổi nhỏ bé hoặc những cú chấn động không đáng kể. Tôi không nói rằng bãi công là sự dễ chịu với mọi người về mặt kinh tế. Có những người phải chịu thiệt hại nhiều do bãi công, nhưng về mặt kinh tế vĩ mô thì điều g quan trọng lại là đang diễn ra sự thay đổi hành vi toàn cầu. Và trong lĩnh vực dịch vụ giao thông vận tải đang ghi nhận sự thay đổi hành vi như vậy. Hôm nay các tài xế có thể hưởng lợi từ điều này, nhưng tình hình sẽ thay đổi khi trên thị trường xuất hiện loại ô tô không người lái».
Chuyên gia Charles Sannat thừa nhận rằng các cuộc bãi công gây bất tiện trong sinh hoạt xã hội, nhưng mục tiêu của những người bãi công là chính xác - nếu bãi công không dẫn đến thiệt hại đáng kể cho phía đối diện, thì tiếng nói của các thành viên bãi công phản kháng chắc là chẳng có cơ may nào được lắng nghe.