Vào tháng 6 năm 1650, bộ luật "chống lại việc sử dụng mỹ phẩm, đính nốt ruồi và phụ nữ mặc váy hở hang" đã được đệ trình lên Quốc hội Anh. Có thể các nghị sĩ đã nghĩ rằng nếu luật có hiệu lực, họ sẽ phải chờ đợi những gì từ người vợ ở nhà , do vậy họ từ chối thông qua bộ luật.
Những lời phát biểu giận dữ nhắm đến những người đang cố gắng cải thiện ngoại hình bằng cách nào đó, đã được nghe thấy trong vài nghìn năm qua. Các chuyên luận thời trung cổ đã tố cáo những mánh khóe thẩm mỹ của những người phụ nữ “gian xảo”, các tàng thư tố tụng thậm chí còn lưu giữ các đơn ly hôn do cô dâu trang điểm bằng phấn trắng và hồng. Puritans trong thế kỷ 17 đã nhấn mạnh mỹ phẩm và nước hoa là sự tội lỗi, nhân cách hóa sự phù phiếm và sự tự tôn, và đồng thời cũng ngụy trang những suy nghĩ ô uế. Rất có khả năng việc thay đổi hình ảnh của chính mình theo truyền thống được quy cho phù thủy và linh hồn ma giáo.
Thế kỷ XX đã sinh ra một xã hội tiêu dùng, nơi ý tưởng lựa chọn hình ảnh của riêng mình đã được chấp nhận. Dân chủ hóa đã thay đổi ý nghĩa của các từ «đẳng cấp», «thượng lưu»: hiện giờ tư cách thành viên trong giới thượng lưu của xã hội được xác định không phải bằng nguồn gốc sinh trưởng hay sự nuôi dưỡng đặc biệt, mà bằng lối sống và ngoại hình.
Việc mở rộng các dịch vụ và phát triển quảng cáo sản phẩm cho thị trường đại chúng, làm cho vẻ bề ngoài mang theo quá nhiều ý nghĩa. Khuôn mặt và cơ thể bắt đầu được coi như những cấu trúc mà bạn có thể và thậm chí cần phải làm một cái gì trên đó. Thật vậy, như lời quảng cáo mỹ phẩm vào những năm 1930, "có một công thức khắc phục cho những thứ sai lầm trên khuôn mặt phụ nữ".
Các nữ diễn viên và người mẫu trong quảng cáo thể hiện hình ảnh nguyên mẫu lý tưởng mà mọi người nên phấn đấu noi theo. "Photoshop" tạo điều kiện thuận lợi cho công việc chỉnh sửa và cho phép tạo ra vẻ ngoài đẹp đẽ thanh tao, rạng rỡ. Cho đến nay, vấn đề chỉ liên quan đến lĩnh vực quảng cáo, ít người quan tâm đến, nhưng sự xuất hiện của mạng xã hội và sự tự thể hiện bản thân liên tục trên đó đã khiến cộng đồng điều chỉnh lại quan điểm.
Посмотреть эту публикацию в Instagram
Sự kết hợp giữa hiện thực và sự ảo hóa thành ra quá khó chịu. Khuôn mặt và cơ thể "cách điệu" không những không mang lại khoái cảm thẩm mỹ, mà có rất nhiều người yêu cầu trả lại sự thật, gợi lại những lời buộc tội thời trung cổ về sự "dối trá". Kylie Jenner, Rita Ora, Trisha Paytas, Anastasia Kvitko và nhiều người mẫu khác nằm trong danh sách những ngôi sao đòi "lột mặt nạ".
Посмотреть эту публикацию в Instagram
Cùng với các trang Instagram của những «người phụ nữ lý tưởng», người dùng mạng đã so sánh các bức ảnh được chỉnh sửa và hình ảnh của cùng một phụ nữ, nhưng không sử dụng các bộ lọc và góc chụp phức tạp.
Посмотреть эту публикацию в Instagram
Hai năm trước, Pháp đã chính thức thông qua một đạo luật theo đó các bức ảnh quảng cáo được xử lý bằng Photoshop cần được chú thích là đã qua chỉnh sửa. Getty Images - công ty ảnh lớn nhất thế giới, từ chối chấp nhận những bức ảnh được chỉnh sửa. Tuy nhiên, một nhiếp ảnh gia giỏi luôn có thể tạo ra ảo ảnh mong muốn bằng cách sử dụng ánh sáng, do vậy hoàn toàn không có bức ảnh nào hoàn toàn tự nhiên cả.
Vẻ đẹp được đánh giá cao trong văn hóa của chúng ta và Internet cho phép biến điều đó thành vốn liếng. Có lẽ việc chỉnh sửa sẽ trở nên kín đáo hơn và các bộ lọc sẽ được sử dụng một cách rụt rè hơn một chút, giống như phụ nữ thời Victoria — sử dụng mỹ phẩm khéo léo làm sao để không ai nhận thấy.