Ông Nguyễn Bắc Son có thoát án chung thân?

© Ảnh : Văn Điệp-TTXVNCác bị cáo nghe tòa tuyên án.
Các bị cáo nghe tòa tuyên án. - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Liên quan đến vụ án Mobifone mua 95% cổ phần AVG, cựu Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son đã gửi đơn kháng cáo lên Tòa án nhân dân TP.HCM xin giảm nhẹ hình phạt để nhanh chóng đoàn tụ với con cháu. Liệu cựu lãnh đạo Bộ Thông tin và Truyền thông có thoát án chung thân?

Cơ hội nào cho cựu Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son thoát án chung thân?

Về khả năng ông Nguyễn Bắc Son có cơ hội thoát án tù chung thân do gia đình đã nộp lại 66 tỷ đồng, luật sư Vũ Quang Đức cho đây không phải tình tiết giảm nhẹ mới để tòa phúc thẩm tiến hành giảm án cho cựu Bộ trưởng.

Bị cáo Nguyễn Bắc Son (sinh năm 1953, cựu Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông).  - Sputnik Việt Nam
Vụ MobiFone mua AVG: Cựu Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son kháng cáo

Theo quan điểm của luật sư, việc ông Son có được giảm từ chung thân xuống án tù có thời hạn phụ thuộc vào việc HĐXX phúc thẩm nghiên cứu hồ sơ, áp dụng các tình tiết giảm nhẹ (nếu có).

Bên cạnh đó, trong vụ án Mobifone mua AVG, có rất nhiều tài liệu mật, thậm chí là tuyệt mật chỉ có HĐXX mới có quyền tiếp cận.

Đối với việc gia đình bị cáo Nguyễn Bắc Son nộp lại 66 tỷ tiền nhận hối lộ từ cựu Chủ tịch AVG Phạm Nhật Vũ vốn đã được xem xét áp dụng là tình tiết giảm nhẹ ở phiên xét xử sơ thẩm vì vậy không thể là “tình tiết mới” ở phiên phúc thẩm.

Tuy nhiên, HĐXX có quyền đánh giá lại nếu cho rằng cấp sơ thẩm áp dụng “chưa tương xứng”.

Cũng cùng quan điểm nêu trên, đánh giá về khả được giảm án của cựu Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son, luật sư Vũ Tiến Linh (Hà Nội) chia sẻ với VnExpress nhận định, tòa án cấp phúc thẩm sẽ chỉ xem xét sửa bản án hay giảm một phần hình phạt cho bị cáo khi xuất hiện tình tiết giảm nhẹ mới mà chưa được xem xét ở cấp sơ thẩm. Trong khi đó tại bản án sơ thẩm, Tòa án nhân dân Hà Nội công bố đã áp dụng nhiều tình tiết giảm nhẹ với cựu Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son như có nhiều thành tích, có huân huy chương, sức khoẻ yếu, gia đình có công cách mạng.

Tuy nhiên, tại phiên phúc thẩm, ông Son có thể nhấn mạnh thêm về tình tiết ăn năm hối cảnh, thành khẩn khai báo (dù trước đó ở phiên xử sơ thẩm ông chối tội nhận hối lộ), có ý thức bồi thường, khắc phục hậu quả, bị hại có đơn xin giảm nhẹ hình phạt (nếu có).

Vị luật sư nhấn mạnh, những tình tiết mới mang tính giảm nhẹ mà chưa được xem xét ở cấp sơ thẩm. Trong khi đó, theo ông Vũ Tiến Vinh, những tình tiết mới này phải có ý nghĩa, giá trị nhất định trong tương quan vụ án thì mới có cơ hội được xem xét.

Bị cáo Nguyễn Bắc Son (sinh năm 1953, cựu Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông) trả lời các câu hỏi của Hội đồng xét xử. - Sputnik Việt Nam
Vụ MobiFone mua AVG: ông Nguyễn Bắc Son nhận án chung thân

Ngoài ra, theo luật sư, tòa phúc thẩm có chấp thuận hay không kháng cáo xin giảm tội còn tùy vào kết quả xét hỏi.

Theo quy định của pháp luật, trong 15 ngày kể từ khi có bản án sơ thẩm, các bị cáo có quyền kháng cáo.

Tính đến thời điểm hiện tại, ngoài đơn kháng cáo của ông Nguyễn Bắc Son, Tòa án nhân dân Hà Nội cũng cho biết đã nhận được đơn của cựu Phó Tổng giám đốc Mobifone Nguyễn Mạnh Hùng.

Theo điều 346 Bộ luật Tố tụng hình sự, với vụ án do Tòa án nhân dân Cấp cao thụ lý, thời hạn mở phiên phúc thẩm là 90 ngày kể từ ngày toà nhận hồ sơ.

Điều 345 quy định, trong phạm vi xét xử, tòa án cấp phúc thẩm xem xét phần nội dung của bản án, quyết định bị kháng cáo, kháng nghị. Nếu xét thấy cần thiết, có thể xem xét các phần khác của bản án, quyết định không bị kháng cáo, kháng nghị.

Ông Son xin giảm án về đoàn tụ với con cháu

Trước đó, ngày 7.1, TAND TP.Hà Nội đã tiếp nhận đơn kháng cáo của hai bị cáo trong vụ án Mobifone mua AVG là Nguyễn Bắc Son và Nguyễn Mạnh Hùng.

Trong đơn kháng cáo, cựu Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Bắc Son nêu rõ, mức án chung thân là “quá nặng”, đề nghị TAND cấp cao tại Hà Nội xét xử lại vụ án theo trình tự phúc thẩm, xem xét khoan hồng, giảm nhẹ hình phạt cho mình.

Bị cáo Nguyễn Bắc Son (sinh năm 1953, cựu Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông).  - Sputnik Việt Nam
Ông Nguyễn Bắc Son xin được sống, ông Trương Minh Tuấn không ngờ nhận kết đắng

Trình bày rõ ràng trong đơn kháng cáo, nêu lý do, nội dung, tình tiết giảm nhẹ, cựu Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son cho hay, bản thân ông có nhiều thành tích, cống hiến trong quá trình công tác và chiến đấu khi còn phục vụ trong quân ngũ, sức khỏe đã suy yếu, mang nhiều bệnh tật.

Bên cạnh đó, trong vụ Mobifone mua AVG, ngay ở giai đoạn điều tra, bị cáo đã tự khai nhận hành vi nhận hối lộ và gia đình cũng đã nỗ lực khắc phục hậu quả (nộp lại toàn bộ 66 tỷ đồng).

“Đối chiếu với chính sách nhân đạo, khoan hồng của Đảng, Nhà nước, bị cáo kính đề nghị quý Tòa cấp cao tại Hà Nội xem xét rộng lượng khoan hồng, giảm án cho bị cáo để bị cáo sau những năm tập trung cải tạo có cơ hội sớm được trở về đoàn tụ với vợ con, các cháu, họ mạc, bạn bè và đồng đội trong những năm tháng còn lại của đời mình”, ông Nguyễn Bắc Son nêu trong đơn.

Bị cáo Nguyễn Bắc Son trước đó đã bị Viện Kiểm sát nhân dân đề nghị mức án cao nhất là tử hình (16-18 năm tù về tội “Vi phạm quy định về quản lý và sử dụng vốn đầu tư công gây hậu quả nghiêm trọng, tử hình về tội “Nhận hối lộ”, tổng hình phạt tử hình).

Tuy nhiên, sau khi gia đình bị cáo Nguyễn Bắc Son nộp lại 66 tỷ đồng, HĐXX đã xem xét giảm nhẹ mức án xuống chung thân cho cựu Bộ trưởng.

Đối với trường hợp của ông Nguyễn Mạnh Hùng, đơn kháng cáo cũng cho rằng mức hình phạt của Tòa sơ thẩm là quá nặng, nên bị cáo xin Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội xem xét, xử theo trình tự phúc thẩm một cách khách quan và quyết định để bị cáo được miễn hình phạt.

Bị cáo Nguyễn Bắc Son (sinh năm 1953, cựu Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông) tại phiên tòa. - Sputnik Việt Nam
Ông Nguyễn Bắc Son thừa nhận tội đứng đầu, gia đình đã nộp 21 tỷ

Trong đơn kháng cáo, cựu Phó Tổng giám đốc Mobifone cho rằng, bản án sơ thẩm chưa triệt để, làm rõ vai trò của bị cáo.

Ngoài ra, theo ông Hùng, việc dự án được đưa vào diện mật, có những tài liệu thậm chí là tuyệt mật nên việc tiếp cận thông tin, dữ liệu dự án còn hạn chế. Ngoài ra, các công việc trong dự án được chia nhỏ lẻ và giao cho bị cáo chỉ một số công việc nhỏ không đáng kể như lập phương án kinh doanh mà không hề được biết mục đích sử dụng báo cáo, cũng không thông tin hay giải trình cho bị cáo về toàn bộ dự án. Do đó, bản thân Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng bản án sơ thẩm quy kết bị cáo “biết rõ tình hình tài chính của AVG thua lỗ nhưng vẫn thực hiện hành vi” là không đúng với bản chất sự việc.

Tòa cấp sơ thẩm đã tuyên Nguyễn Mạnh Hùng 2 năm 6 tháng tù về tội “Vi phạm các quy định về quản lý đầu tư và sử dụng vốn công gây hậu quả nghiêm trọng”.

Vụ AVG: Mua gián bán lận

Cáo trạng của Viện Kiểm sát TP.Hà Nội nêu rõ, năm 2015, MobiFone thực hiện Dự án đầu tư dịch vụ truyền hình theo hình thức đầu tư vốn nhà nước mua 95% cổ phần của AVG với số tiền 8.900 tỷ đồng (chính xác là 8.889,8 tỷ). Dự án này thuộc nhóm A - tức thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư. Bộ Thông tin và Truyền thông là cơ quan đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại MobiFone có trách nhiệm chỉ đạo MobiFone trong quá trình thực hiện dự án, quyết định phê duyệt dự án đầu tư khi có Quyết định chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ.

Bị cáo Nguyễn Bắc Son (sinh năm 1953, cựu Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông) và các bị cáo nghe Viện kiểm sát đề nghị mức án tại phiên tòa.  - Sputnik Việt Nam
Bị đề nghị tử hình, liệu ông Nguyễn Bắc Son có thoát chết?

Khi dự án còn chưa được Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư, ông Nguyễn Bắc Son đã chỉ đạo ông Phạm Đình Trọng đề xuất và giao cho ông Trương Minh Tuấn ký quyết định phê duyệt. Đồng thời, khi phê duyệt dự án, các ông Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn và Phạm Đình Trọng cũng không yêu cầu MobiFone loại trừ 2 khoản ngoài lĩnh vực truyền hình của AVG, bao gồm đầu tư tại Công ty cổ phần giống tằm Mai Lĩnh và Công ty cổ phần An Viên B.P.

Dù biết rõ dự án đầu tư dịch vụ truyền hình của MobiFone chưa được Thủ tướng Chính phủ quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư nhưng bị cáo Nguyễn Bắc Son đã chỉ đạo cho Trương Minh Tuấn ký Quyết định số 236 và chỉ đạo cho Lê Nam Trà, Cao Duy Hải thực hiện việc ký kết hợp đồng mua bán cổ phần của AVG với giá mua 8.898,3 tỷ đồng và phải hoàn thành trong tháng 12.2015. Kết quả, Phạm Nhật Vũ đã bán cho MobiFone 95% cổ phần AVG với giá 8.898,3 tỷ đồng cao hơn giá trị thật của AVG rất nhiều lần, mang lại lợi ích cho Phạm Nhật Vũ và các cổ đông AVG số tiền hơn 6.475 tỷ đồng, đây là hậu quả thiệt hại trực tiếp làm mất vốn Nhà nước tại MobiFone.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала