Giao kèo Mỹ-Trung liệu có làm kinh tế toàn cầu khởi sắc?

© AFP 2023 / Fred DufourChủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình với Tổng thống Mỹ Donald Trump
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình với Tổng thống Mỹ Donald Trump - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Thỏa thuận thương mại giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ sẽ không có tác dụng cải thiện đáng kể với tình hình trong nền kinh tế toàn cầu, - đó là nhận định của Ngân hàng Thế giới (WB).

Tuy nhiên, hồi  tháng 10 Quỹ Tiền tệ Thế giới (IMF) đã đưa ra dự báo khả quan hơn. Các thị trường chứng khoán cũng đang tăng trong chờ đợi  giao kèo thương mại. Chuyên gia Trần Phụng Anh từ Viện Quan hệ Quốc tế Đương đại Trung Quốc (CICIR) nêu ý kiến cho rằng nền kinh tế thế giới hiện đang ở ngã ba đường, và thỏa thuận Trung-Mỹ sẽ không thể lập tức tháo gỡ ngay mọi vấn đề tích tụ. Nhưng trong điều kiện chung không bình ổn thiếu chắc chắn, thì chí ít một sự xác định nào đó cũng đã là dấu hiệu tốt. 

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại phiên thảo luận cấp cao Đại hội đồng Liên Hợp Quốc.  - Sputnik Việt Nam
Bộ Ngoại giao Nga tiết lộ khoản tiền Mỹ nợ Liên Hợp Quốc

Theo ý kiến của WB, giao kèo thương mại giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ chỉ có thể khiến nền kinh tế khởi sắc đáng kể nếu loại bỏ được mọi «sự không rõ ràng» về chính trị, nhưng đó là khả năng hãn hữu. WB cho dự báo xấu về độ tăng trưởng trong ba năm tới của hầu hết các nước so với dự báo hồi tháng Sáu. Sở dĩ như vậy bởi các nước đang phát triển trong nhiều năm từng cho thấy nhịp độ tăng trưởng cao, bây giờ cũng đang vấp phải những vấn đề tài chính. Trong số vấn đề là tình trạng dồn đọng nợ, từ năm 2010 diễn ra nhanh hơn bao giờ hết trong 50 năm lại đây. Đồng thời, tốc độ tăng năng suất lao động cực kỳ thấp tạo ra những rủi ro lớn gắn với việc phục vụ khoản nợ này.

Cả các nước phát triển cũng đối mặt với rủi ro kinh tế. Và thách thức nghiêm trọng nhất mà tất cả các nước đang phải đối mặt, theo đánh giá của WB, là mức thuế tăng và do đó tăng tốn phí thương mại, tăng độ thiếu rõ ràng của quan hệ kinh tế và sự không chắc chắn của giới đầu tư. Kết quả là, như dự đoán của WB, nền kinh tế Mỹ năm 2020 sẽ chỉ tăng trưởng 1,8% - kém hơn nhiều so với hứa hẹn của Trump trong năm bầu cử là đưa nhịp độ tăng trưởng kinh tế Mỹ lên trên 3%. Đến lượt nó, nền kinh tế Trung Quốc tăng trưởng dưới 6% vào năm 2020 – lần đầu tiên trong 30 năm  sẽ có chỉ số tăng trưởng thấp như vậy. Nhìn toàn cục, kinh tế thế giới sẽ tăng trưởng khoảng 2,5% vào năm 2020 và lên đến 2,7% vào năm 2022, - các chuyên gia của WB kết luận. 

Tổng thống Mỹ Donald Trump - Sputnik Việt Nam
Tổng thống Mỹ rất tức giận khi biết việc Trung Quốc tăng thuế trả đũa

Dự báo như vậy khác biệt đáng kể so với trông đợi của các nhà đầu tư, những người mang tâm thế phấn khởi đón nhận sự kiện ký kết thỏa thuận «khúc dạo đầu» dàn xếp quan hệ thương mại Trung-Mỹ. Như ông Cao Phong đại diện chính thức của Bộ Thương mại Trung Quốc cho biết trong cuộc họp báo ngắn, Phó Thủ tướng Lưu Hạc sẽ đến Hoa Kỳ từ ngày 13 đến 15 tháng 1 để ký kết giao kèo. Trong khuôn khổ thỏa thuận «giai đoạn đầu», các bên đồng ý không áp thuế mới cho nhau, vốn dĩ cần bắt đầu hiệu lực từ ngày 15 tháng 12. Nói chung, các bên đã đi đến thỏa thuận tạm thời, được rõ ngay từ trung tuần tháng 12. Kể từ đó, những chỉ số chứng khoán đã bộc lộ tăng trưởng. MSCI AC Asia Pacific Index tăng 5,6% trong tháng 12. Theo kết quả giao dịch ngày 8 tháng 1, chỉ số Dow Jones tăng 0,56%, S & P 500 tăng 0,49% còn Nasdaq tăng 0,67%.

Các tổ chức quốc tế khác cho dự báo có phần lạc quan hơn. Theo tính toán hồi tháng 10 của IMF, kinh tế toàn cầu sẽ tăng trưởng 3,4% trong năm 2020. Nhưng WB dự báo thận trọng hơn và giải thích như sau: thỏa thuận «khúc dạo đầu» sẽ không loại bỏ được những tồn tại cơ cấu hiện có, đặc biệt là trong nền kinh tế các nước đang phát triển. Do vậy, để thúc đẩy tăng trưởng, dù sao chăng nữa vẫn cần đến cải cách nền tảng cơ cấu và cải thiện môi trường kinh doanh. Quả thật, không phải tất cả vấn đề của nền kinh tế và thương mại thế giới đều gắn với mối quan hệ của Trung Quốc và Hoa Kỳ. Nhiều tổ chức quốc tế, bao gồm cả WTO, hiện đang trải qua thời kỳ khó khăn, điều đó ảnh hưởng không ít đến triển vọng phát triển toàn cầu tiếp theo, - chuyên gia Trần Phụng Anh từ Viện Quan hệ Quốc tế Đương đại Trung Quốc (CICIR)  nói với Sputnik. 

Donald Trump và Tập Cận Bình tại hội nghị thượng đỉnh G20 ở Osaka - Sputnik Việt Nam
Trump tuyên bố thời gian ký kết phần đầu tiên của thỏa thuận thương mại với Trung Quốc

«Về diễn biến sự kiện trong tương lai, bao gồm cả những vấn đề mà WB đã xác định, tôi nghĩ không có giải pháp duy nhất. Hôm nay không chỉ đàm phán Trung-Mỹ là vấn đề bức thiết gay gắt. Thậm chí không rõ là những gì sẽ diễn ra với WTO. Và WB sẽ phát triển ra sao. Rồi cải cách sẽ theo hướng nào? Không hề có câu trả lời duy nhất cho loạt câu hỏi này. Và cũng không thể giả định rằng nền kinh tế thế giới đang ở ngã ba đường thuần tuý chỉ bởi độc nhất một yếu tố nào đó. Đương nhiên giải quyết một vấn đề duy nhất không phải là giải quyết xong toàn bộ tình huống. Nhưng vẫn cần nhìn vào những khía cạnh khả quan, kể cả phản ứng tích cực của thị trường. Trong tương lai, chúng tôi hy vọng sẽ có thỏa thuận toàn diện. Nhưng ở thời điểm này thì một giao kèo tạm thời vẫn tốt hơn là hoàn toàn không có gì».
«Tôi không nghĩ rằng việc ký kết thỏa thuận «giai đoạn đầu» sẽ cho phép thúc đẩy toàn bộ nền kinh tế thế giới tiến lên. Bởi bây giờ chúng ta phải đối mặt với những câu hỏi lớn, nền kinh tế toàn cầu đang ở ngã rẽ. Khoa học và công nghệ, hệ thống hoặc cấu trúc - không rõ tất cả những thứ này sẽ phát triển thế nào. Một thỏa thuận chỉ có thể tạo tin tưởng cho cộng đồng thế giới, chứ không giải quyết nổi mọi vấn đề. Do đó, theo nhãn quan của tôi, trong điều kiện chung không bình ổn thiếu chắc chắn, thì chí ít một sự xác định nào đó cũng đã là dấu hiệu tốt», - bà Trần Phụng Anh nhận định.

Về phần Hoa Kỳ, ngay trước đó Washington đã phô trương lối tiếp cận đơn phương, ban bố mức thuế chống lại các sản phẩm của Trung Quốc và gây tranh chấp thương mại. Ngay từ đầu Trung Quốc tuyên bố phản đối thương chiến, nhưng Bắc Kinh buộc phải thi hành biện pháp trả đũa. Bây giờ xét theo mọi điều thì thấy phía Mỹ đã hiểu ra chuyện cần phải đạt thỏa thuận. Theo báo cáo mới nhất của WB, yếu tố cơ bản kìm hãm làm chậm tăng trưởng của nền kinh tế Mỹ chính là mức thuế và chủ nghĩa bảo hộ thương mại.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала