Hệ quả không mong đợi: Giết tướng Soleimani dẫn đến quy tụ lực lượng chống Mỹ ở Trung Đông

© AFP 2023 / ATTA KENAREđám tang Soleimani
đám tang Soleimani  - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Trong cuộc phỏng vấn của Sputnik, nhà chính trị học Thổ Nhĩ Kỳ, chuyên gia Trung tâm Nghiên cứu Trung Đông và châu Phi từ Viện «Thổ Nhĩ Kỳ thế kỷ 21», ông Yasin Atlyoglu đã bình luận về hậu quả của việc giết chết tướng Iran Qasem Soleimani và quyết định của Quốc hội Iraq về rút quân nước ngoài kể cả binh sĩ Hoa Kỳ ra khỏi lãnh thổ đất nước này.

Như ông Atlyoglu nhận xét, quyết định đó của Quốc hội Iraq mang tính biểu tượng nhưng trong triển vọng ngắn hạn thì việc thực thi dường như khó thành.

«Cơ cấu chính trị hiện tại của Iraq đã bị ảnh hưởng rất nhiều bởi những quá trình diễn ra sau khi Mỹ chiếm đóng. Chuyện ở đây nói về sự hiện diện những thành phần khác nhau cả trong nghị viện Iraq cũng như trong Chính phủ, chịu ảnh hưởng từ số lượng lớn các phe nhóm. Quốc hội Iraq đưa ra quyết định như vậy phần nhiều do tác động mạnh của phía Iran. Còn Tehran sau cái chết của tướng Qasem Soleimani càng tìm cách tăng cường củng cố vị thế của mình ở Iraq. Tuy nhiên, tôi không nghĩ rằng quyết định mà Quốc hội Iraq thông qua sẽ được thực thi trong thời hạn ngắn, bởi ở nước này thiếu vắng ý chí chính trị đủ mạnh để buộc đội quân Mỹ phải rời khỏi Iraq. Từ sau năm 2005, khi Hiến pháp đi vào hiệu lực, ở Iraq đã thành lập một hệ thống quản lý mà trong đó tiếng nói trọng lượng thuộc về các nhóm tôn giáo và sắc tộc đông đảo có ảnh hưởng. Do vậy, trong triển vọng ngắn hạn, quyết định kể trên hẳn là chỉ mang ý nghĩa tượng trưng», ​​- chuyên gia Atlyoglu đánh giá.  

Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump - Sputnik Việt Nam
Phải chăng Trump không dám bắt đầu cuộc chiến với Iran?
Ông Atlyoglu cũng lưu ý rằng quyết định này rất có thể sẽ không động chạm gì đến hiện diện của đội quân Thổ Nhĩ Kỳ tại căn cứ Bashik ở Iraq.

«Quyết định do nghị viện đưa ra dường như chủ yếu nhắm vào số binh sĩ Mỹ. Tuy nhiên, xác suất thực hiện của nó trong tương lai gần, như tôi đã nói, là rất nhỏ bé, và tôi không nghĩ sẽ đến kết cục đưa cả đội quân Thổ Nhĩ Kỳ ra khỏi đất nước. Quyết định này hẳn vẫn chỉ là một phản ứng với việc giết chết tướng Qasem Soleimani. Chỉ có thể nói về khả năng rút quân Thổ Nhĩ Kỳ sau khi đội quân Mỹ đã rời khỏi địa bàn Iraq, mà vào thời điểm hiện tại thì có vẻ vẫn rất khó xảy ra», - ông nói.

Nhận xét về hậu quả của vụ giết chết tướng Qasem Soleimani, chuyên gia nhấn mạnh rằng vụ việc này đã thúc đẩy tập hợp các lực lượng chống Mỹ xung quanh Iraq và Iran, hình thành một liên minh rõ ràng không đáp ứng sự mong đợi của người Mỹ.

Quân sĩ Hàn Quốc - Sputnik Việt Nam
Hành động phản đối sự tham gia của người Hàn Quốc vào "cuộc chiến của Mỹ với Iran"

«Nếu như ở bên cạnh Tổng thống Mỹ có cố vấn giỏi là một chuyên gia quân sự hiểu rõ tính chất tế nhị của đời sống văn hóa-tín ngưỡng Trung Đông, ông ta chắc sẽ cố thuyết phục để Trump không thực hiện bước đi này, hoặc chí ít là tránh việc ám hại ngay trên đất Iraq một nhân vật có giá trị thần tượng và quan trọng như tướng Qasem Soleimani của Iran, vốn từ lâu nổi tiếng trong sắc dân Shiite Hồi giáo như hình mẫu tử vì đạo. Việc giết chết tướng Qasem Soleimani đã làm bùng lên cơn bão phản ứng cảm xúc mạnh ở Iraq. Nếu xem các bài viết trên phương tiện truyền thông xã hội sau vụ ám hại này, ta có thể thấy nhiều học giả Shiite vinh danh tướng Qasem Soleimani là vị thánh tuẫn đạo đã ngã xuống trong cuộc chiến đấu vì đức tin và chính nghĩa. Tình huống này kích động tạo ra sự đoàn kết thống nhất lớn lao trong khu vực, lại là thứ mà Hoa Kỳ hoàn toàn không chờ đợi không mong muốn. Rốt cuộc, như đang hình dung, có vẻ là sau cái chết của tướng Qasem Soleimani nhất định sẽ là cuộc báo thù. Tuy nhiên tôi không nghĩ rằng giữa Hoa Kỳ và Iran sẽ lập tức diễn ra đụng độ trực tiếp», - chuyên gia Yasin Atlyoglu kết luận.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала