Mục tiêu cần phải thực tế
Đỗ Xuân Hoàng bày tỏ sự thất vọng chân thành vì sau ba năm tăng trưởng ổn định, thương mại giữa hai nước trong năm ngoái đã bị suy giảm. Tuy nhiên, theo ông Đỗ Xuân Hoàng, tăng trưởng trước đó có liên quan đến tác động của sự mới lạ và hưng phấn do Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam, Nga và các đối tác EAEU gây ra.
“Trong vòng ba năm, những cơ hội ban đầu được mở ra bởi Thỏa thuận đã được hiện thực hóa. Tuy nhiên, thực tế chỉ ra rằng để kim ngạch thương mại tăng trưởng hơn nữa, cần phải có sự làm việc dài hạn và có phương pháp. Khẩu hiệu và mệnh lệnh hành chính không thể mang lại kết quả nhanh chóng. Theo tôi, không nên đặt ra những mục tiêu lớn ngay lập tức, mà phải bắt đầu với những mục tiêu nhỏ, nhưng kiên trì để đạt được chúng. Như người Nga thường nói, "Góp từng cô-pếch thành đồng rúp".
Cần phải hiểu rõ hơn về thị trường của nhau
Ông Đỗ Xuân Hoàng cho rằng có một thực tế tích cực là trong năm 2019, hơn bao giờ hết, nhiều doanh nhân Nga đã đến Việt Nam và các doanh nhân Việt Nam đã đến Nga.
“Đương nhiên, trong hầu hết các trường hợp, các cuộc tiếp xúc đó vẫn chưa mang lại kết quả thực tế. Nhưng các đồng nghiệp của tôi đã có được một bức tranh khá đầy đủ về cách làm việc ở Nga và Việt Nam, có ý tưởng về thị trường của nhau. Năm ngoái cho thấy các nước chúng ta đang hợp tác thành công trong các lĩnh vực năng lượng, khai thác dầu khí và hợp tác kỹ thuật quân sự. Tuy nhiên, tình hình với hàng tiêu dùng lại khác".
Đặc điểm của thị trường Nga hiện nay
Nhắc lại tình hình ở Nga những năm 1990, ông Đỗ Xuân Hoàng lưu ý rằng khi đó, trong điều kiện thâm hụt hoàn toàn, các doanh nhân Việt Nam dễ dàng tìm thấy vị trí của mình trong thị trường hàng trăm thành phố nước Nga.
“Bây giờ tình hình ở Nga đã hoàn toàn khác hẳn, thị trường cả nước đã bão hòa với hàng hóa thuộc bất kỳ chủng loại nào. Và trong bối cảnh sức mua của người dân giảm xuống, cần phải tích cực gấp nhiều lần và có nhiều sáng kiến để thể hiện ưu thế trong mắt người tiêu dùng Nga. Đây là một quá trình dài, kết quả hữu hình sẽ chỉ xuất hiện cùng với sự tăng trưởng sức mua của người Nga. Bởi vì khi nhu cầu không tăng, thì nguồn cung cũng sẽ không tăng trưởng được. Ngoài ra, nhiều doanh nhân Việt Nam có kế hoạch thâm nhập thị trường Nga thường lo ngại vì không thể đoán trước những bất ngờ và thay đổi thường xuyên trong luật pháp Nga".
Hàng Nga tại thị trường Việt Nam
“Tuy nhiên, nếu chỉ hướng tới khách hàng nghiệp dư thì không có triển vọng. Các thiết bị điện tử, đồ nội thất, đồ gia dụng, xe hơi, quần áo, giày dép và các sản phẩm hiện đại khác, có thể cạnh tranh với hàng hóa tương tự của các nước phương Tây, cho đến nay vẫn còn ít ở Nga. Hy vọng sẽ có thể nhanh chóng đạt được sự tăng trưởng trong thương mại Nga-Việt nhờ các sản phẩm này là vô cùng nhỏ bé".
Nhìn về tương lai
Theo ông Đỗ Xuân Hoàng, điều chính yếu trong quan hệ thương mại và kinh tế là không xem xét chúng thông qua lăng kính màu hồng. Và đồng thời không bó tay và bi quan trước khó khăn nhất thời.
“Thực tế là sự suy giảm năm ngoái trong thương mại Việt-Nga đã được đánh giá tiêu cực ở cấp độ nhà nước ở cả Việt Nam cũng như ở Nga cho thấy cả hai bên đều chú ý đến tình hình này. Và cả hai bên đều tìm cách khắc phục bằng các biện pháp cụ thể. Một trong các biện pháp đó là thanh toán với nhau không chỉ bằng ngoại tệ phương Tây, mà còn bằng đồng rúp của Nga và tiền đồng Việt Nam. Cuộc sống sẽ cho thấy những đối tác nào sẽ thuận tiện hơn trong hình thức thanh toán, nhưng tôi cho rằng thanh toán bằng đồng tiền quốc gia của hai nước nước ta là điều cần thiết.”