Theo lời ông O’Brien, chính quyền của tổng thống Trump đã tỏ rõ quan điểm rằng “điều đó (dỡ bỏ lệnh trừng phạt trước) sẽ không xảy ra trong bất kỳ điều kiện nào”.
“Nếu các người muốn đàm phán với chúng tôi, thì trước hết các người hãy từ bỏ một thứ gì đó, ít nhất là để được hưởng đặc quyền tiến hành đàm phán”, cố vấn an ninh quốc gia của ông Trump phát biểu trong cuộc phỏng vấn với trang tin Axios.
“Chúng tôi không cần đàm phán… Nền kinh tế của chúng tôi đang rất tuyệt vời… Chính người Iran cần đàm phán với chúng tôi. Vì sao chúng tôi lại phải là người thứ nhất từ bỏ thứ gì đó?” - ông O’Brien nói thêm.
Cuộc khủng hoảng giữa Mỹ và Iran trở nên kết sức căng thẳng sau cái chết vào đầu tháng 1 của tướng Qasem Soleimani của Iran sau một chiến dịch đặc biệt của Mỹ. Để đáp trả Iran đã bắn tên lửa vào các căn cứ ở Iraq nơi quân viễn chinh Mỹ đóng quân. Đáp lại cuộc tấn công này Hoa Kỳ liền áp đặt lệnh trừng phạt đối với 17 công ty khai khoáng và luyện kim của Iran cũng như các tàu nước ngoài tham gia mua bán sản phẩm này. Lệnh trừng phạt cũng được áp dụng chống 8 quan chức cấp cao của Iran.
Năm 2015 “nhóm 6 nước” (Anh, Đức, Trung Quốc, Nga, Mỹ, Pháp) và Iran công bố đạt được thỏa thuận về Kế hoạch hành động toàn diện chung (JCPOA). Căn cứ thỏa thuận, các lệnh trừng phạt sẽ được dỡ bỏ để đổi lấy việc hạn chế chương trình hạt nhân của Iran. Thỏa thuận ở dạng ban đầu thậm chí không tồn tại được ba năm: hồi tháng 5 năm 2018, Hoa Kỳ tuyên bố đơn phương rút khỏi thỏa thuận và khôi phục các lệnh trừng phạt nghiêm ngặt đối với nước cộng hòa Hồi giáo này. Iran tuyên bố giảm dần theo từng giai đoạn các nghĩa vụ của mình theo thỏa thuận. Trong khi đó các nước châu Âu tham gia thỏa thuận bày tỏ ý định duy trì Kế hoạch này.