Tại sao đây là một cuộc chiến?
Trong diễn ngôn đàm luận hiện đại, “chiến tranh” là một trong những từ phổ biến nhất. Dường như ngày nay tất cả đang chiến đấu chống lại mọi người: Người Iran chống lại người Mỹ, người Palestine chống lại người Do Thái, người Myanmar chống lại người Rohingya, người Thổ Nhĩ Kỳ chống người Kurd, người Pakistan chống lại người Ấn Độ, v.v., mặc dù họ không chính thức tuyên chiến.
Donald Trump cũng không tuyên chiến với Trung Quốc. Nhưng ngay cả trong chiến dịch tranh cử, ông đã hứa sẽ sửa đổi chính sách thương mại đối với Trung Quốc, vì ông không thích thực tế Mỹ bị thâm hụt thương mại rất lớn với nước này (tuy nhiên, Mỹ cũng thâm hụt thương mại với Việt Nam, nhưng ít hơn nhiều). Nhân tiện chúng tôi xin nhắc, trên khắp thế giới người ta tin rằng sự thiếu hụt thương mại là xấu. Và các chính phủ có trách nhiệm đang cố gắng khắc phục điều đó.
Trump đã chọn một cách đơn giản, mặc dù không thông minh lắm để đối phó với thâm hụt - ông đã quyết định và áp thuế đối với một số hàng hóa do Trung Quốc sản xuất. Bắc Kinh cũng “không phải tay vừa” và cũng quyết định tăng thuế đối với một số sản phẩm nhập khẩu từ Hoa Kỳ. Chính bản thân những biện pháp này không mang lại sự cải thiện cho nền kinh tế của hai nước, đặc biệt là nước Mỹ. Chỉ trong nửa đầu năm 2018, thâm hụt thương mại của Mỹ với Trung Quốc đã tăng 8,7%. Ngoài ra, trong thời gian này,có thể thấy rõ thuế quan khiến cho phát triển sản xuất của Mỹ chững lại, đặc biệt là ngành nông nghiệp, bởi vì thị trường khổng lồ của Trung Quốc (ví dụ, đậu nành Mỹ) rơi vào vòng trừng phạt. Ngoài ra, do sự cố trong việc cung cấp thiết bị máy tính (Nhà Trắng áp đặt các lệnh trừng phạt đối với các công ty như Huawei và ZTE), các công ty khổng lồ Mỹ như Apple và Intel đã phải chịu thiệt hại.
Cả thế giới cảm nhận rõ hậu quả từ hành động này của chính phủ hai nước lớn. Theo ước tính của IMF, đến năm 2020, cuộc chiến thương mại của Mỹ với Trung Quốc sẽ gây thiệt hại cho nền kinh tế thế giới 700 tỷ USD, chiếm 1% GDP toàn cầu. Bộ trưởng Tài chính Pháp Bruno Le Maire nói về vấn đề đó như sau:
“Không có mối đe dọa nào lớn hơn đối với sự tăng trưởng của nền kinh tế toàn cầu, đối với mức sống của bạn và tất cả những người lắng nghe chúng tôi - hơn là cuộc chiến thương mại giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ. Bởi vì điều đó có nghĩa là giá sẽ tăng, hàng hóa sẽ ít lưu thông trên thế giới”.
Có lẽ đó là lý do tại sao các nhà báo gọi những sự kiện này, gây hậu quả khó chịu cho hàng triệu người trên hành tinh Trái đất, là một cuộc chiến.
Đối với Việt Nam- đó là may mắn hay là kỹ năng?
Bình luận về hậu quả của cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung, nhiều chuyên gia chỉ ra rằng một số quốc gia đã được hưởng lợi từ cuộc xung đột giữa Washington và Bắc Kinh. Ví dụ như Việt Nam. Theo ý kiến của các nhà kinh tế Nhật Bản, trong quý I của năm 2019, nền kinh tế Việt Nam đã nhận được lợi nhuận thêm 7,9% GDP do sự thay thế hàng hóa của Trung Quốc bằng sản phẩm của mình trong thương mại với Mỹ và thay thế hàng Mỹ trong thương mại với Trung Quốc. Tiện đây, một năm trước, các chuyên gia của Liên Hợp Quốc dự đoán một quá trình sự kiện như vậy. Theo họ, việc chuyển giao kinh doanh từ Trung Quốc sang Việt Nam sẽ cung cấp hơn 5% lượng hàng xuất khẩu trong tương lai. Việt Nam vinh dự tận dụng các điều kiện thuận lợi và quan hệ rộng rãi với cả hai nước.
Trump đã không đạt được mục tiêu của mình
Trên thực tế, Tổng thống Trump đã có kế hoạch không chỉ để giảm thâm hụt thương mại với Trung Quốc. Ông cũng muốn buộc Bắc Kinh từ bỏ việc “vay mượn” bất hợp pháp công nghệ Mỹ, thay đổi chính sách tiền tệ của Bắc Kinh và thậm chí áp đặt sự hiểu biết về quyền công dân. Cho đến nay điều này đã không xảy ra và dự kiến giai đoạn thứ hai của thỏa thuận thương mại, tại đó các vấn đề như vậy sẽ được thảo luận.
Đối với việc cải thiện cuộc sống của những người lao động Mỹ bình thường, việc đó đã không xảy ra, điều này có thể ảnh hưởng đến cơ hội của Trump giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống vào tháng 11 năm nay.