Trước đó, Thủ tướng Anh Boris Johnson đã đồng ý thay thế Kế hoạch hành động chung toàn diện (JCPOA) về chương trình hạt nhân của Iran bằng một thỏa thuận mới theo các điều kiện của Tổng thống Mỹ Donald Trump, gọi đó là "thỏa thuận Trump".
"Ông Donald Trump như từ trước đến nay vẫn đang mơ ước về cuộc gặp song phương (với Iran - chủ thích biên tập) để làm dịu cơn khát CỦA MÌNH về (việc ký kết - chú thích biên tập) "Thỏa thuận Trump”. Đó là sự nhầm tưởng mong muốn là hiện thực. Nơi duy nhất có thể để tiến hành đàm phán - đó là bàn hội nghị theo định dạng “Nhóm 5 + 1” mà ông ấy đã rời bỏ, - (cũng như cần thiết - chú thích biên tập) trở lại tình hình trước năm 2017 và bồi thường thiệt hại cho Iran, ông Zarif viết trên Twitter.
Đức, Pháp và Anh trước đó tuyên bố kích hoạt cơ chế giải quyết tranh chấp JCPOA do việc Tehran từ chối thực hiện cam kết của mình theo thỏa thuận.
Năm 2015 “nhóm 6 nước” (Anh, Đức, Trung Quốc, Nga, Mỹ, Pháp) và Iran công bố đạt được thỏa thuận về Kế hoạch hành động toàn diện chung (JCPOA). Căn cứ thỏa thuận, các lệnh trừng phạt sẽ được dỡ bỏ để đổi lấy việc hạn chế chương trình hạt nhân của Iran. Thỏa thuận ở dạng ban đầu thậm chí không tồn tại được ba năm: hồi tháng 5 năm 2018, Hoa Kỳ tuyên bố đơn phương rút khỏi thỏa thuận và khôi phục các lệnh trừng phạt nghiêm ngặt đối với nước cộng hòa Hồi giáo này. Iran tuyên bố giảm dần theo từng giai đoạn các nghĩa vụ của mình theo thỏa thuận.