Hiệp ước về các biện pháp tiếp tục cắt giảm và hạn chế vũ khi tấn công chiến lược (START-3) sẽ hết thời hạn hiệu lực vào đầu năm 2021 trong khi Hoa Kỳ hiện vẫn chưa xác định liệu họ có ý định gia hạn hay không. Trước đó Washington tuyên bố thỏa thuận với Nga cần bao gồm cả những vũ khí và phương tiện mang phóng mới được chế tạo tại Nga mà chưa đưa vào START-3. Lầu Năm Góc cho rằng Nga có đến 2 nghìn đơn vị vũ khi hạt nhân phi chiến lược.
Trả lời câu hỏi liệu hiệp ước mới về START có cần bao gồm các loại vũ khí mới của Nga, như “Kinzhal”, “Burevestnik” và “Poseidon” hay không, bà Nakamitsu nói rằng: “Vừa có, vừa không”.
“Ta hãy tập trung bảo toàn những gì chúng ta đang có. Tiếc rằng đã không làm được như vậy với IRNFT (Hiệp ước về loại bỏ tên lửa tầm trung và tầm ngắn). Song START-3 hiện vẫn đang còn hiệu lực, vì vậy hãy thử bảo toàn những gì chúng ta đang có, gia hạn nó, được bao lâu có thể - thêm 5 năm”, bà Nakamitsu nói với Sputnik.
Theo bà, “trong một giai đoạn nhất định, những hệ thống vũ khí mới này, loại vũ khí có thể gây ảnh hưởng ở cấp chiến lược, cần được chú ý và nên tiến hành thảo luận về chúng”.