Các nhà nghiên cứu đã nghiên cứu những mẫu hóa thạch ở Đông Phi và theo dõi sự suy giảm số lượng các loài động vật ăn thịt thời tiền sử. Điều này tương quan với sự gia tăng kích thước bộ não của homininae (là một phân họ của Họ Người hominid) và sự thay đổi trong thảm thực vật, chứ không liên quan đến sự thay đổi của khí hậu, như thường thấy trong các thời kỳ tuyệt chủng toàn cầu.
Theo các chuyên gia, sự biến mất của nhiều loài động vật săn mồi là do cạnh tranh trực tiếp về thức ăn với tổ tiên loài người. Bên cạnh đó, tổ tiên loài người thực hành biện pháp kleptoparasitism (ký sinh ăn cướp), nghĩa là đánh cắp con mồi của động vật khác kiếm được, điều này có thể ảnh hưởng lớn đến số lượng các loài động vật săn mồi. Sau đó linh trưởng trở thành loài săn mồi hiệu quả đối với động vật ăn cỏ, điều này cũng ảnh hưởng tiêu cực đến động vật săn mồi.
Homo sapiens (Người tinh khôn) xuất hiện khoảng 200 nghìn năm trước, tương ứng với tuổi của tổ tiên chung theo dòng gien mẫu hệ (Mitochondrial Eve - Eve ti thể), tuy nhiên, dòng gien liên quan đến nguồn gốc con người hiện đại lại tách riêng, khác với các loài khác trong Họ Người hominid cách đây hơn sáu triệu năm. Trong bốn triệu năm qua, bộ não của tổ tiên loài người đã tăng gấp ba lần kích thước, trong quá trình đó các homininae (Phân họ Người) bắt đầu sử dụng công cụ lao động nguyên thủy.