Bộ Công an thông tin vụ trung tâm hỗ trợ người nghèo Trái tim Việt Nam lừa đảo

© AFP 2023 / Hoang Dinh NamTiền đồng Việt Nam
Tiền đồng Việt Nam - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Cơ quan an ninh điều tra Bộ Công an đã hoàn tất kết luận điều tra bổ sung vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản xảy ra tại Hà Nội và nhiều tỉnh thành liên quan đến Trung tâm Hỗ trợ người nghèo “Trái tim Việt Nam”.

Trần Đức Trung và Lê Thị Hằng đã chiếm đoạt trắng trợn 43 tỷ của người dân nghèo.

Bộ Công an hoàn tất điều tra Trung tâm hỗ trợ Trái tim Việt Nam lừa đảo

Ngày 29.1.2020, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an đã gửi văn bản kết luận điều tra bổ sung vụ án “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” xảy ra tại thành phố Hà Nội và nhiều tỉnh, thành phố khác.

Vụ án này liên quan đến các bị cáo Trần Đức Trung (nguyên Chủ tịch Hội đồng thành viên Trung tâm hỗ trợ người nghèo trong phát triển nông thôn mới thuộc Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa ngành nghề nông thôn Việt Nam) cùng bà Lê Thị Hằng (nguyên Tổng Giám đốc) cầm đầu cùng nhiều đồng phạm tiến hành lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của 1902 người nghèo, chiếm trắng trợn gần 43 tỷ đồng tư lợi.

Táng tận lương tâm với những bị cáo trong vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản này, với mác là chương trình “Trái tim Việt Nam”, hai đối tượng Trần Đức Chung và lê Thị Hằng đã cùng âm mưu, lừa đảo chiếm đoạt hàng chục tỷ đồng. Những bị cáo bị đưa ra xét xử trong vụ án này gồm có, Trần Đức Trung (sinh năm 1961, Hà Nội, nguyên Chủ tịch Hội đồng thành viên Trung tâm hỗ trợ người nghèo trong phát triển nông thôn mới thuộc Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa ngành nghề nông thôn Việt Nam), Lê Thị Hằng (sinh năm 1963, Hà Nội, nguyên Tổng Giám đốc Trung tâm hỗ trợ người nghèo trong phát triển nông thôn mới thuộc Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa ngành nghề nông thôn Việt Nam), Bùi Thị Oanh (sinh năm 1956, Hà Nội), Phạm Văn Lực (sinh năm 1978, Hải Dương), Nhâm Sỹ Phúc (sinh năm 1967, Thái Bình) và Phan Thị Thoa (sinh năm 1989 tại Hà Nội).

Ông Trần Đức Trung và bà Hằng - Sputnik Việt Nam
Trung tâm hỗ trợ người nghèo: Lừa trắng trợn của người nghèo 148 tỷ đồng
Đáng chý ý, liên quan vụ án này, ngày 22.11.2019 vừa qua, Tòa án nhân dân (TAND) thành phố Hà Nội đã mở phiên tòa xét xử các bị cáo theo cáo trạng truy tố của Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao (VKSND Tối cao).

Phiên tòa khai mạc ngày 21.11.2019, đồng thời dự kiến sẽ diễn ra trong vòng 10 ngày, tuy nhiên, trong quá trình xét xử, Tòa nhận thấy vụ án còn nhiều điểm chưa rõ, thiếu lời khai của nhiều bị hại nên tuyên trả hồ sơ để điều tra bổ sung.

Sau khi tiến hành lấy lời khai với 496 bị hại theo đề nghị của Tòa án nhân dân TP.Hà Nội và tiến hành rà soát bổ sung thông tin hơn 1000 bị hại trong danh sách ở giai đoạn điều tra ban đầu, cơ quan an ninh điều tra Bộ Công an xác định số lượng bị hại không ảnh hưởng đến bản chất vụ án và việc xác định số tiền các bị can Trung tâm hỗ trợ người nghèo đã chiếm đoạt.

Dựa trên những cơ sở này, Cơ quan an nin điều tra, Bộ Công an vẫn giữ nguyên quan điểm, chuyển kết luận điều tra bổ sung cùng hồ sơ vụ án tới Viện kiểm sát nhân dân tối cao đề nghị truy tố 6 bị can: Trần Đức Trung, Lê Thị Hằng, Bùi Thị Oanh, Phạm Văn Lực, Nhâm Sỹ Phúc, Phan Thị Thoa theo tội danh và điều luật đã viện dẫn tại kết luận điều tra vụ án số 13/ANĐT-P6 ngày 26.7.2018 của Cơ quan An ninh điều tra, Bộ Công an.

Vụ Trung tâm hỗ trợ người nghèo lừa đảo chương trình Trái tim Việt Nam

Ngày 25.2.2019, Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao đã ban bố cáo trạng truy tố 6 bị can nguyên là lãnh đạo, nhân viên Trung tâm hỗ trợ người nghèo trong phát triển nông thôn mới, trụ sở tại đường Bưởi, quận Ba Đình, TP. Hà Nội về tội danh “Lừa đảo, chiếm đoạt tài sản”. Đây là nhóm bị cáo lợi dụng danh nghĩa của chương trình “Trái tim Việt Nam” để chiếm đoạt hàng chục tỷ đồng của hơn 1000 người khắp cả nước Việt Nam.

Những bị cáo trong vụ án này là Trần Đức Trung, Lê Thị Hằng, Bùi Thị Oanh, Phạm Văn Lực, Nhâm Sỹ Phúc, Phan Thị Thoa.

Cáo trạng của Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao nêu rõ, Trung tâm hỗ trợ người nghèo do Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa ngành nghề nông thôn ra quyết định thành lập từ năm 2013 và ông Trần Đức Chung được bổ nhiệm làm Chủ tịch Hội đồng thành viên và bà Lê Thị Hằng làm Tổng Giám đốc.

Đến thời điểm đầu năm 2015, bà Lê Thị Hằng giới thiệu thêm Phạm Văn Lực vào Trung tâm làm việc. Lúc đó, cả ba bị can Bùi Thị Oanh, Phạm Văn Lực, Nhâm Sỹ Phúc đều đang điều hành “Câu lạc bộ triệu phú tích lũy làm giàu”, hoạt động theo mô hình đa cấp nhưng chưa được cấp phép.

Ông Trần Đức Trung (áo khoác đen, đứng) tại phiên tòa sơ thẩm - Sputnik Việt Nam
Cựu Chủ tịch Trung tâm Hỗ trợ người nghèo lừa đảo chiếm đoạt hàng chục tỷ đồng
Trần Đức Chung sau đó đã tiến hành sát nhập “Câu lạc bộ triệu phú tích lũy làm giàu” vào Trung tâm hỗ trợ người nghèo, đồng thời giao cho Phạm Văn Lực điều hành khai thác với yêu cầu “mỗi hội viên phải mua một hộp thực phẩm chức năng với giá 1.200.000 đồng và phải mua liên tục trong một năm 12 tháng thì mới được nhận hỗ trợ của Trung tâm hỗ trợ người nghèo. Tuy nhiên, các đối tượng cũng không hề nêu rõ đây là những hỗ trợ gì.

Đến tháng 4.2015, nhận thấy chương trình “huy động vốn kiểu đa cấp” mà Câu lạc bộ triệu phú tích lũy làm giàu thực hiện không hiệu quả nên đã hủy bỏ và thay thế triển khai chương trình Trái tim Việt Nam.

Khi đó, những chiêu trò được Trung tâm hỗ trợ người nghèo này tung ra là ban hành hàng loạt những chính sách như người tham gia đóng 1.200.000 đồng để trở thành thành viên, nhưng từ mã thứ hai chỉ phải đóng 700.000 đồng, đồng thời hứa hẹn người tham gia được hỗ trợ từ 5.200.000-5.700.000 đồng (tức đưa ra mức lợi nhuận khủng để dụ dỗ người nhẹ dạ là từ 400% - 800%).

Cáo trạng của Viện Kiểm sát nhân dân nêu rõ, chỉ trong thời gian ngắn, các bị cáo Trung, Hằng và đồng phạm đã thành lập được 26 điểm tư vấn, 6 nhóm thu tiền, thu của người tham gia chương trình “Trái tim Việt Nam” tại 16 tỉnh thành phố, sau đó chuyển về Trung tâm hỗ trợ người nghèo tổng cộng tới 148 tỷ đồng.

VKSND Tối cao nêu rõ, các bị cáo đã sử dụng một phần tiền của người nộp sau trả cho người nộp trước, mua các sản phẩm hỗ trợ, còn lại sử dụng vào mục đích cá nhân, chiếm đoạt của người tham gia chương trình.

Đến cuối năm 2015 (tháng 12.2015), Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa ngành nghề nông thôn giải thể trung tâm nhưng các bị can Trung và Hằng vẫn tiếp tục móc nối với Nguyễn Tuấn Lân, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần quốc tế Newstar tổ chức chương trình “Liên kết ba bên” thực hiện tiếp hình thức kinh doanh đa cấp, đồng thời để thu hút sự chú ý của con mối, các đối tượng còn ban hành chính sách hỗ trợ có mức lợi nhuận lớn với mục đích lấy tiền của người tham gia để trả cho người tham gia chương trình Trái tim Việt Nam.

Viện Kiểm sát xác định, chương trình “Liên kết ba bên” này về bản chất là kinh doanh đa cấp- ngành hàng thực phẩm chức năng và hoàn toàn chưa được sự cấp phép từ bất cứ cơ quan hữu quan nào.

Về vai trò của các bị cáo, VKSND Tối cao xác định, bị cáo Nhâm Sỹ Phúc thực hiện theo chỉ đạo của Trần Đức Trung, qua đó thu của những người tham gia hơn 17,4 tỷ đồng.

Ngày 8.1.2016, các bị can rút tiền trong tài khoản đưa cho Trung, bị cáo trả lại một phần tiền cho người tham gia còn bản thân chiếm đoạt 2,7 tỷ đồng.

Cáo trạng của VKSND Tối cao nêu rõ, trong những chương trình nêu trên thuộc Trung tâm hỗ trợ người nghèo, các bị can đã lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của 1.092 bị hại (những nạn nhân có đơn trình báo, đồng thời cũng có cơ sở để chứng minh) với số tiền chiếm đoạt là 43 tỷ đồng.

Trong vụ án này, cơ quan điều tra và tố tụng đều thống nhất, Trần Đức Trung là chủ mưu, tổ chức và điều hành hoạt động của các chương trình trái pháp luật, có hành vi gian dối trong việc đưa ra các chính sách hỗ trợ chiếm đoạt 26,3 tỉ đồng từ chương trình “Trái tim Việt Nam”; chiếm đoạt 2,7 tỉ đồng từ chương trình “Liên kết ba bên”.

Một khách hàng bức xúc bị công ty Angel Lina lừa đảo hàng tỉ đồng khi mua dự án ma. - Sputnik Việt Nam
Nữ Giám đốc Angel Lina bị bắt vì bán nhiều dự án “ma”
Đáng chú ý, để tạo niềm tin, Trung và những đối tượng nêu trên đã tổ chức các hội thảo, cho soạn thảo thư kêu gọi rồi đi xin chữ ký ủng hộ của các đồng chí nguyên là lãnh đạo Đảng, Nhà nước.

Đồng thời, trong quá trình tuyên truyền các bị can thường xuyên đưa thông tin sai sự thật về nguồn vốn Trung tâm, hứa hẹn người nộp tiền trong một khoảng thời gian nhất định sẽ nhận được tiền theo chính sách.

Trước thời điểm bị bắt (tháng 4.2017), bị can Trần Đức Trung đang giữ chức danh Phó Tổng biên tập phụ trách Tạp chí Doanh nghiệp & Thương hiệu, kiêm Phó tổng biên tập Tạp chí Văn Hiến. Ông Trung từng bị Bộ Thông tin và Truyền thông thu hồi thẻ nhà báo, sau đó lại được cấp lại vào tháng 3.2016.

Bà Lê Thi Hằng là người thực hành tích cực, chiếm hưởng cá nhân hơn 8,8 tỷ đồng. Các bị can còn lại ở Trung tâm hỗ trợ người nghèo đều được xác định là đồng phạm thực hành tích cực và chiếm hưởng những khoản tiền lớn.

Đối với các bị can còn lại, VKS xác định, Bùi Thị Oanh chiếm hưởng 8,4 tỷ đồng, Phan Thị Thoa chiếm hưởng hơn 4 tỷ đồng, Phạm Văn Lực chiếm hưởng 520 triệu đồng,  Nhâm Sỹ Phúc chiếm hưởng 881 triệu đồng.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала