Việt Nam có khả năng điều trị thành công bệnh viêm phổi do coronavirus?

© Ảnh : Hoài Thu – TTXVNBệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên đã cách ly toàn bộ Khoa Truyền nhiễm có sức chứa 200 bệnh nhân thành một khu vực riêng để ứng phó với bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona
Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên đã cách ly toàn bộ Khoa Truyền nhiễm có sức chứa 200 bệnh nhân thành một khu vực riêng để ứng phó với bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Liên quan đến dịch viêm phổi Vũ Hán do coronavirus chủng mới gây nên, Việt Nam hiện vẫn chưa ghi nhận ca tử vong nào. Bộ Y tế cũng đang tiếp tục hoàn thiện phác đồ điều trị phù hợp bệnh nhân nhiễm virus corona.

Bộ Y tế Việt Nam đang hoàn thiện phác đồ điều trị coronavirus

Báo cáo của Hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm Bộ Y tế cho biết, tính đến 10h sáng ngày 29.1, tình hình dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán (viêm đường hô hấp cấp) do chủng mới virus corona (nCoV) trên thế giới gây ra được cập nhật như sau: Số trường hợp mắc bệnh đã lên tới 6.058 ca, trong đó Trung Quốc có 5.974 trường hợp nhiễm và tổng số người đã chết là 132. Như vậy, số lượng người nhiễm virus corona mới đã vượt con số 5.327 ca của đại dịch Hội chứng Hô hấp cấp tính nặng SARS năm 2002 và 2003.

Theo Bộ Y tế, những quốc gia và vùng lãnh thổ đến thời điểm này đã ghi nhận các trường hợp nhiễm virus corona chủng mới là: Việt Nam (2 trường hợp), Thái Lan (14 trường hợp), Úc (5 trường hợp), Singapore (7 trường hợp), Mỹ (5 trường hợp), Nhật Bản (7 trường hợp), Malaysia (4 trường hợp), Hàn Quốc (4 trường hợp), Pháp (4 trường hợp), Campuchia (1 trường hợp), Canada (2 trường hợp), Đức (4 trường hợp), Nepal (1 trường hợp), Sri Lanka (1 trường hợp), Hồng Kông (8 trường hợp), Macau (7 trường hợp), Đài Loan (8 trường hợp).

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn khẳng định, Việt Nam hiện vẫn chưa ghi nhận ca tử vong nào do nhiễm virus corona chủng mới.

Tại Việt Nam, số trường hợp nghi ngờ nhiễm virus corona chủng mới là 64 ca (trong đó 25 trường hợp đã xét nghiệm âm tính với nCoV), 39 trường hợp tiếp tục được cách ly, theo dõi chặt chẽ để không lây ra cộng đồng. Ngoài ra, có 56 trường hợp sức khỏe bình thường, không có dấu hiệu sốt, ho nhưng vẫn được cách ly theo dõi do có tiếp xúc gần với người nghi ngờ nhiễm virus gây viêm phổi cấp Vũ Hán.

Bộ Y tế Việt Nam khẳng định, hiện tất cả các bệnh nhân thuộc diện nghi nhiễm virus corona đều đang được cách ly, điều trị như đã nhiễm nCoV trong khi chờ kết quả xét nghiệm cuối cùng.

Riêng 2 trường hợp nhiễm nCoV đầu tiên tại Việt Nam vẫn đang được theo dõi và điều trị tại Bệnh viện Chợ Rẫy, Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn cho biết, người con đã khỏi bệnh, còn người cha mặc dù bị ung thư phải cắt phổi bên phải nhưng tình hình cũng đang tiến triển tích cực.

“Kết quả này cho thấy ngành y tế Việt Nam hoàn toàn có khả năng phát hiện, điều trị thành công các ca bệnh nhiễm nCoV. Bộ Y tế sẽ tiếp tục hoàn thiện phác đồ điều trị phù hợp. Các trường hợp nghi nhiễm đang cách ly, xét nghiệm thì sức khoẻ đều ổn định, tốt lên”, Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn thông tin cho biết.
© Ảnh : Thành Chung - TTXVNĐoàn công tác của Bộ Y tế thực hiện các biện pháp nghiệp vụ với bệnh nhân dương tính với virus nCoV.
Việt Nam có khả năng điều trị thành công bệnh viêm phổi do coronavirus? - Sputnik Việt Nam
Đoàn công tác của Bộ Y tế thực hiện các biện pháp nghiệp vụ với bệnh nhân dương tính với virus nCoV.

Đối với Việt Nam, để chủ động phòng chống dịch, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã chỉ thị các Bộ, ngành, địa phương không được chủ quan, không để dịch lây lan, phải coi việc phòng, chống dịch như “chống giặc”.

“Huy động cả hệ thống chính trị phải vào cuộc để phòng, chống dịch nhằm bảo vệ sức khỏe, tính mạng cho nhân dân, hạn chế thấp nhất tử vong do dịch này gây ra”, chỉ thị của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì cuộc họp - Sputnik Việt Nam
Việt Nam thành lập Đội phản ứng nhanh phòng chống dịch bệnh coronavirus
Theo đó, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn cho hay, hiện ngành y tế đã phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông để triển khai hệ thống giao ban trực tuyến từ đầu cầu Cục Khám chữa bệnh đến các bệnh viện đang quản lý, cách ly, điều trị bệnh nhân nhiễm, nghi nhiễm nCoV và những địa bàn có thể xuất hiện ca nghi nhiễm trong thời gian tới, để thường xuyên cập nhật, trao đổi, thống nhất phương án, phương pháp điều trị, minh bạch thông tin.

Đồng thời, theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Y tế chuẩn bị thành lập 40 đội cơ động, có thể cách ly, khử khuẩn trong quá trình điều trị tại chỗ và vận chuyển bệnh nhân nhiễm, nghi nhiễm virus corona.

Ngoài ra, Bộ Y tế đã khởi động các cơ sở y tế phòng, chống dịch tuyến tỉnh, các bệnh viện tuyến trung ương, bệnh viện thuộc ngành Công an, Quân đội, bệnh viện dã chiến của quân đội để chủ động ứng phó, sẵn sàng tiếp nhận bệnh nhân khi có yêu cầu, nay tiếp tục hoàn thiện phương án để sẵn sàng ứng phó khi cần thiết. Chỉ đạo thực hiện nghiêm việc khử trùng, tẩy độc tại các cửa khẩu (đường hàng không, đường bộ, đường thủy).

Liên quan đến tình hình dịch bệnh nghiêm trọng, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đã có công văn gửi các đơn vị trực thuộc yêu cầu chủ động phối hợp với cơ quan chức năng triển khai phòng chống dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona gây ra(nCOV). Trong đó, Bộ yêu cầu Giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ phối hợp với các cơ quan có liên quan để nắm rõ số lượng người lao động Việt Nam làm việc tại Trung Quốc, đặc biệt là ở các vùng của Trung Quốc đã công bố có dịch, nắm rõ số lao động Việt Nam tại các huyện, xã vùng biên giới Việt Nam - Trung Quốc thường xuyên sang làm việc tại Trung Quốc để có biện pháp tuyên truyền kịp thời khuyến cáo cho người lao động tránh đi vào vùng có dịch.

“Rà soát, quản lý số lượng đối tượng lao động là người Trung Quốc tại các địa phương. Hạn chế tổ chức các hoạt động, sự kiện tập trung đông người”, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội nêu rõ.

Việt Nam tiếp tục điều trị bệnh nhi Trung Quốc nghi nhiễm virus corona

Bệnh viện Nhi Trung ương ngày 29.1 cho biết, bệnh nhi người Trung Quốc Zhou Yuchao, 10 tuổi, được chuyển lên từ Hải Dương do nghi nhiễm virus corona mới vẫn đang được cách ly và tích cực điều trị.

Chia sẻ về tình hình bệnh nhi, Giám đốc Trung tâm Y học Lâm sáng các bệnh Nhiệt đới trẻ em, Bệnh viện Nhi Trung ương, TS.BS Nguyễn Văn Lâm thông tin cho biết, ngoài tổn thương phổi và suy hô hấp nặng, bệnh nhi Zhou còn có bệnh nền là rối loạn chuyển hóa nặng. Và nhiệm vụ quan trọng trước mắt là điều trị bệnh nền cho bệnh nhi này.

Đồng thời, mẫu bệnh phẩm của bệnh nhi đã được gửi sang Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương. Phải mất khoảng hai ngày nữa mới có kết quả nhiễm virus corona chủng mới hay không.

Trước đó, trong hành trình đi từ thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh về Hà Nội khi đang cùng gia đình du lịch sang Việt Nam, bệnh nhi 10 tuổi người Trung Quốc có biểu hiện khó thở khi đang di chuyển trên cao tốc Hà Nội- Hải Phòng. Bé Zhou Yuchao được đưa đến Trung tâm Y tế huyện Gia Lộc tỉnh Hải Dương  điều trị vào tối 26.1.

Ngày 27.1, Trung tâm Y tế Huyện Gia Lộc (tỉnh hải Dương) làm thủ tục chuyển viện cho bệnh nhi 10 tuổi trú tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc lên bệnh viện tuyến trên điều trị.

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hải Dương xác định thông qua chẩn đoán hình ảnh và hội chẩn, bệnh nhân nhi 10 tuổi người Trung Quốc bị suy hô hấp, viêm phổi, có tiền sử suy thượng thận bẩm sinh, chưa loại trừ khả năng bị phù phổi.

Bên cạnh đó, Giám đốc Sở Y tế Hải Dương Phạm Mạnh Cường ngày 28.1 cũng lên tiếng khẳng định các đơn vị chức năng của tỉnh đang thực hiện giám sát đối với 18 y, bác sĩ thuộc Trung tâm Y tế huyện Gia Lộc và Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Ninh có tiếp xúc với bệnh nhi Zhou Yuchao nghi nhiễm virus corona chủng mới.

Đặc biệt, liên quan đến tình hình dịch bệnh, Sở Y tế tỉnh Hải Dương cũng tổ chức họp khẩn, chỉ đạo các đơn vị liên quan chuẩn bị sẵn sàng cơ sở vật chất, trang thiết bị, nguồn nhân lực, hệ thống xét nghiệm và các phương án ứng phó với dịch viêm phổi cấp do chủng virus Corona, đồng thời khuyến cáo người dân thường xuyên súc rửa mũi họng, rửa tay, mang khẩu trang khi có tiếp xúc với người nghi ngờ mắc bệnh.

Liên quan đến tình hình dịch virus corona tại Đà Nẵng, ngày 29.1, đại diện Lãnh đạo Sở Y tế Đà Nẵng cho biết, hiện chỉ còn 28 trường hợp đang cách ly, theo dõi tại bệnh viện do nghi nhiễm virus corona mới (nCoV). Như vậy, so với ngày 28.1, có thêm 9 trường hợp đã được ra viện.

Đoàn công tác của Bộ Y tế thực hiện các biện pháp nghiệp vụ với bệnh nhân dương tính với virus nCoV - Sputnik Việt Nam
Bệnh nhân đầu tiên khỏi bệnh, Việt Nam sẵn sàng hợp tác cùng Trung Quốc chống virus corona
Từ tối 28 đến sáng 29.1, trên mạng xã hội Facebook xuất hiện thông tin có 83 trường hợp nghi nhiễm virus corona mới đang cách ly tại Bệnh viện Đà Nẵng, khiến nhiều người hoang mang.

Phát biểu về vấn đề này, BS. Nguyễn Tiên Hồng, Phó Giám đốc Sở Y tế thành phố Đà Nẵng khẳng định, thông tin 83 trường hợp nghi nhiễm virus nCoV là không có thật, không chính xác:

“Từ ngày 14.1 đến nay, có tổng cộng 52 trường hợp lưu bệnh viện theo dõi chứ không phải hơn 80 người như thông tin trên mạng. Đã có nhiều trường hợp xuất viện và hiện còn 28 ca lưu tại bệnh viện để theo dõi”, Phó Giám đốc Sở Y tế Đà Nẵng khẳng định.

Đắk Lắk thông tin về nam tiếp viên hàng không bị viêm phổi

Ngày 29.1 liên quan đến thông tin về nam tiếp viên hàng không và một bệnh nhân khác bị viêm phổi do vi khuẩn gây ra, ông Lê Thanh Hiền, Phó Viện trưởng phụ trách Viện Vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên cho biết, vừa nhận được kết quả xét nghiệm hai bệnh nhân đang được điều trị cách ly tại Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên.

Kết quả xét nghiệm nêu rõ, 2 bệnh nhân (trong đó có 1 nam tiếp viên hàng không) bị viêm phổi do các loại vi khuẩn Klebsiella pneumoniae và Haemophilus influenzae.

“Sau khi có kết quả xét nghiệm xác định 2 bệnh nhân viêm phổi là do vi khuẩn, chúng tôi cũng đã đề nghị bệnh viện đưa ra phác đồ điều trị và không cần phải cách ly nữa”, NLĐ dẫn phát biểu của Phó Viện trưởng phụ trách Viện Vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên khẳng định.

Trước đó, trên mạng xã hội lan truyền thông tin về trường hợp bệnh nhân nghi nhiễm virus corona đang được điều trị cách ly, ông Võ Minh Thành, Phó giám đốc Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên, cho biết bệnh nhân này là tiếp viên hàng không tuyến Hàn Quốc-Việt Nam.

© Ảnh : Hoài Thu – TTXVNBệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên đã cách ly toàn bộ Khoa Truyền nhiễm có sức chứa 200 bệnh nhân thành một khu vực riêng để ứng phó với bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona
Việt Nam có khả năng điều trị thành công bệnh viêm phổi do coronavirus? - Sputnik Việt Nam
Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên đã cách ly toàn bộ Khoa Truyền nhiễm có sức chứa 200 bệnh nhân thành một khu vực riêng để ứng phó với bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona

Cụ thể, bệnh nhân trước khi nhập viện thì đã sốt 4 ngày và đã được điều trị tại bệnh viện ở TP.HCM. Dù vẫn còn sốt nhưng bệnh nhân vẫn về Đắk Lắk ăn Tết cùng với gia đình. Khi nghe thông tin về dịch corona mới, bệnh nhân cũng lo lắng nên đến bệnh viện để kiểm tra.

Hộp các tông. - Sputnik Việt Nam
Bưu kiện từ Trung Quốc và coronavirus: Có nguy hiểm không?
Ông Võ Minh Thành cũng cho biết, do bệnh nhân có những yếu tố như di chuyển trên đường dài và ở nước ngoài về, bệnh nhân có sốt cao do đó bệnh viện đã tiến hành cho nhập viện để điều trị và theo dõi. Hiện tại tình trạng bệnh nhân đã ổn định.

Giám đốc Sở Y tế tỉnh Đắk Lắk Nay Phi La cho hay, hiện tại, ở địa phương này chưa phát hiện trường hợp nào nhiễm virus corona. Tuy nhiên, ngành y tế tỉnh Đắk Lắk đã xây dựng kế hoạch ứng phó khi xảy ra dịch bệnh, không chủ quan, lơ là.

Theo đó, bệnh viện cũng tiến hành cách ly khu vực cấp cứu, khu vực khám bệnh riêng cho những trường hợp có nghi ngờ dương tính với virus corona mới. Đồng thời, cách ly toàn bộ Khoa Truyền nhiễm có sức chứa 200 bệnh nhân thành một khu vực riêng. Toàn bộ nhân viên y tế, bệnh nhân sẽ không được tiếp xúc với bên ngoài, được phục vụ ăn uống tại chỗ. Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên cũng đã tiếp nhận 90 bộ quần áo bảo hộ cho nhân viên y tế.

Việt Nam dừng làm thủ tục hải quan qua các đường mòn, lối mở với Trung Quốc

Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng đã yêu cầu Tổng Cục Hải quan Chỉ đạo các tỉnh, thành phố phối hợp với các cơ quan chức năng dừng thực hiện các thủ tục hải quan đối với người và phương tiện vận tải nhập cảnh qua các lối mòn, lối mở với Trung Quốc trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch viêm phổi cấp do chủng virus corona mới gây nên.

Cụ thể, Chỉ thị về tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới virus corona gây nên được Bộ trưởng Bộ Tài chính ký và ban hành ngày 28.1.

Đoàn công tác của Bộ Y tế thực hiện các biện pháp nghiệp vụ với bệnh nhân dương tính với virus nCoV.  - Sputnik Việt Nam
Bộ Y tế họp khẩn: Việt Nam cam kết minh bạch về các trường hợp nhiễm virus corona
Theo đó, Chỉ thị nêu rõ, hiện nay dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới virus corona gây ra diễn biến rất phức tạp. Để chủ động tăng cường các biện pháp phòng chống dịch bệnh, ngăn chặn dịch lây lan vào Việt Nam thông qua con đường xuất nhập cảnh, xuất nhập khẩu, Bộ trưởng Bộ Tài chính yêu cầu Thủ trưởng các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ Tài chính triển khai Công điện và Chỉ thị của Thủ tướng về công tác phòng, chống dịch bệnh.

Bên cạnh đó, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng nêu rõ, căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao các đơn vị thuộc và trực thuộc cần coi việc phòng chống dịch cúm corona là việc trọng tâm, phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành ở trung ương và các cấp chính quyền ở địa phương để đảm bảo sẵn sang ứng phó với các tình huống phòng, chống dich, hạn chế thấp nhất tử vong, đảm bảo kinh phí phòng chống dịch bệnh theo quy định của pháp luật.

Đối với nhiệm vụ cụ thể của từng cơ quan, Chỉ thị giao Tổng cục Hải quan chỉ đạo Cục Hải quan các tỉnh, thành phố tăng cường tổ chức kiểm soát, giám sát chặt chẽ tại cửa khẩu, đường mòn, lối mở khu vực biên giới đối với người và phương tiện vận chuyển xuất phát từ các nước có dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona gây ra.

“Đồng thời, phối hợp với các cơ quan chức năng dừng thực hiện làm thủ tục hải quan đối với người, phương tiện vận tải nhập cảnh qua các lối mòn, lối mở với Trung Quốc và không thực hiện thủ tục hải quan đối với các chuyến bay từ Việt Nam đến vùng có dịch của Trung Quốc và các chuyến bày từ vùng có dịch đến Việt Nam theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ”, Chỉ thị của Bộ trưởng Bộ Tài chính nhấn mạnh.
© Ảnh : TTXVN phátTại cửa khẩu Móng Cái, cán bộ Kiểm dịch Y tế Quốc tế Quảng Ninh tăng cường giám sát khách nhập cảnh
Việt Nam có khả năng điều trị thành công bệnh viêm phổi do coronavirus? - Sputnik Việt Nam
Tại cửa khẩu Móng Cái, cán bộ Kiểm dịch Y tế Quốc tế Quảng Ninh tăng cường giám sát khách nhập cảnh

Đáng chú ý, lãnh đạo Bộ Tài chính yêu cầu ngành hải quan kiểm soát chặt chẽ đối với mặt hàng động vật và thực phẩm chế biến từ động vật nhập từ Trung Quốc. Cơ quan hải quan chỉ thông quan hàng hóa sau khi có Giấy chứng nhận kiểm dịch, Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm của cơ quan kiểm tra xác nhận đạt điều kiện nhập khẩu.

Bên cạnh đó, hải quan các địa phương phải phối hợp với cơ quan kiểm tra y tế biên giới tại các khu vực cửa khẩu đường bộ, đường biển, đường hàng không, đường sắt, đường thủy nội địa kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ hành khách, hành lý đến từ các quốc gia, vùng lãnh thổ có cảnh báo về việc đã ghi nhận những trường hợp nhiễm virus corona. Trường hợp phát hiện hoặc có nghi ngờ nhiễm bệnh thì bàn giao cho cơ quan y tế để xử lý theo quy định.

Thịt rắn bán ở chợ truyền thống của Indonesia - Sputnik Việt Nam
Các nhà khoa học đã phát hiện ra nguồn gốc của coronavirus chủng mới từ Trung Quốc
Bộ Tài chính chỉ đạo Tổng cục Hải quan tạo điều kiện, thông quan nhanh chóng hàng hóa, máy móc, trang thiết bị, công cụ hỗ trợ, dược phẩm phục vụ cho việc phòng chống, điều trị bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona gây ra. Quá trình thực hiện, nếu phát hiện các trường hợp người, phương tiện, hàng hóa có nhiễm bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona gây ra, các đơn vị tiến hành xử lý theo quy định của pháp luật và chỉ đạo tại Chỉ thị này, báo cáo kết quả về Bộ Tài chính.

Về kinh phí liên quan đến công tác phòng chống dịch bệnh, Chỉ thị của Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng cũng nêu rõ, giao Vụ Hành chính sự nghiệp, Vụ Ngân sách nhà nước và các đơn vị liên quan căn cứ Luật Ngân sách nhà nước và chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ để hướng dẫn bố trí kinh phí cho công tác phòng, chống dịch theo đúng quy định của pháp luật.

Đặc biệt, nhằm chủ động ứng phó với tình hình dịch bệnh, lãnh đạo Bộ Tài chính yêu cầu Tổng cục dự trữ chuẩn bị hàng dự trữ quốc gia để cấp cho các Bộ, ngành, địa phương có dịch khi có yêu cầu.

Thông tin về lưu học sinh Việt Nam tại Trung Quốc

Ngày 27.1, Cục Hợp tác Quốc tế (Bộ Giáo dục và Đào tạo) đã có công văn gửi Đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc đề nghị hỗ trợ đảm bảo an toàn và phòng tránh dịch bệnh cho lưu học sinh Việt Nam tại Trung Quốc.

Công văn nêu rõ, hiện nay, tình hình dịch viêm phổi cấp do virus Corona mới tại Trung Quốc đang có diễn biến phức tạp, số ca lây nhiễm liên tục tăng. Thông tin từ Đại sứ quán, có 30/31 tỉnh thành ở Trung Quốc đã phát hiện ca nhiễm bệnh, lưu học sinh Việt Nam tại Trung Quốc đa phần đã về nước nghỉ tết nguyên đán, tuy nhiên vẫn còn 141 lưu học sinh đang ở tại 20 địa phương của Trung Quốc.

Thời gian qua, Cục Hợp tác Quốc tế thường xuyên cập nhật thông tin từ các lưu học sinh và Đại sứ quán (qua đại diện giáo dục) về tình hình dịch bệnh nói chung và tình trạng của lưu học sinh Việt Nam nói riêng để có thể hỗ trợ, chia sẻ khi cần thiết.

Nhằm hỗ trợ các lưu học sinh Việt Nam đang học tập tại Trung Quốc được đảm bảo an toàn, kịp thời thực hiện các biện pháp phòng tránh dịch bệnh, Cục Hợp tác Quốc tế đề nghị Đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc tiếp tục thông tin về tình hình lưu học sinh Việt Nam tại Trung Quốc cho Bộ Giáo dục và Đào tạo, có biện pháp xử lý phù hợp để đảm bảo an toàn cho lưu học sinh Việt Nam đang ở tại Trung Quốc. Đồng thời, giúp trao đổi với Bộ Giáo dục Trung Quốc để có thông tin cập nhật về kế hoạch học tập nói chung cho lưu học sinh Việt Nam tại các cơ sở giáo dục của Trung Quốc.

Vũ Hán. - Sputnik Việt Nam
Tình cảnh «thất thủ» do coronavirus qua lời kể của người phụ nữ Nga sống ở Vũ Hán
Đáng chú ý, Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam sẽ trao đổi với Bộ Giáo dục Trung Quốc để đảm bảo việc học tập cho lưu học sinh nếu lưu học sinh phải tạm dừng học trong thời gian dịch bệnh hoặc có sự di chuyển theo sắp xếp của Bộ Ngoại giao và các cơ quan khác của Việt Nam.

Ngày 29.1, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ cũng đã có công điện gửi các sở giáo dục và đào tạo các đại học, học viện, viện, các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và các đơn vị trực thuộc Bộ về việc phòng chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona.

Theo đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu các sở giáo dục và đào tạo, các đại học, học viện, trường đại học, cao đẳng sư phạm và trung cấp sư phạm chủ động phối hợp với các sở y tế và cơ quan có liên quan của địa phương triển khai một số công việc để ngăn chặn sự xâm nhập và lây lan của dịch bệnh, chủ động ứng phó có hiệu quả nhất trong trường học.

“Các cơ sở giáo dục phối hợp chặt chẽ với cơ quan y tế địa phương chủ động xây dựng chương trình hành động cụ thể nhằm đảm bảo sức khỏe và thực hiện có hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch bệnh; theo dõi và quản lý tốt sức khỏe học sinh, sinh viên, giáo viên, giảng viên, cán bộ, nhân viên nhà trường, phát hiện sớm các trường hợp mắc bệnh; khi có hiện tượng bất thường hoặc dịch bệnh xảy ra cần thông báo ngay cho cơ quan y tế để được khám, điều trị kịp thời, kiên quyết không để dịch lây lan trong trường học”, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo nhấn mạnh.

Các đơn vị hướng dẫn học sinh, sinh viên, giáo viên, giảng viên, cán bộ, nhân viên nhà trường hạn chế tiếp xúc trực tiếp với người bị bệnh viêm đường hô hấp cấp tính.

Theo đó, các cá nhân cần lưu ý rằng, khi cần thiết tiếp xúc với người bệnh phải đeo khẩu trang y tế đúng cách và giữ khoảng cách khi tiếp xúc, giữ ấm cơ thể, vệ sinh cá nhân, rửa tay thường xuyên bằng xà phòng, súc họng bằng nước sát khuẩn miệng để phòng bệnh viêm phổi, cần che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi, tốt nhất bằng khăn vải hoặc khăn tay để làm giảm phát tán các dịch tiết đường hô hấp.

Đà Nẵng, Khánh Hòa tạm ngừng đưa đón khách du lịch Trung Quốc

Dịp Tết Nguyên đán vừa qua, lượng khách du lịch đến Đà Nẵng ước đạt 335.000 lượt, tăng khoảng 2% so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, Sở Du lịch thành phố cho biết, lượng khách lưu trú giảm từ 15-20% vì sợ dịch bệnh corona virus lây lan từ du khách Trung Quốc hay có tiền sử đến từ vùng có dịch.

Mọi người đeo khẩu trang trong lễ hội Tết Nguyên đán tại quận phố “China Town” ở London - Sputnik Việt Nam
Thời coronavirus: Cuộc sống trong chiếc khẩu trang
Liên quan đến tình hình diễn biến phức tạp của dịch viêm phổi cấp Vũ Hán do virus corona gây nên, ngày 28.1, Giám đốc Sở Du lịch Đà Nẵng Trương Thị Hồng Hạnh thông tin cho biết, các công ty lữ hành đã tạm dừng đón khách Trung Quốc đến Đà Nẵng.

“Chúng tôi đã có công văn khẩn gửi các công ty lữ hành tạm dừng đưa đón khách từ vùng dịch đến Đà Nẵng và ngược lại từ ngày mùng 3 Tết”, Giám đốc Sở Du lịch Đà Nẵng khẳng định.

Theo những gì mà Giám đốc Sở Du lịch Đà Nẵng các đơn vị lữ hành, DN du lịch, khách sạn...vào thời điểm này không nên phân biệt khách du lịch đến từ quốc gia nào mà cần có hành xử văn minh.

“Chúng ta cần giữ hình ảnh Đà Nẵng là điểm đến an toàn và thân thiện trong mắt du khách. Thời gian đến Sở Du lịch sẽ xúc tiến tìm nguồn khách mới như Nhật, Nga, Châu Âu…để bù vào số lượng khách bị sụt giảm ở các thị trường đang có dịch do tạm dừng các đường bay”, Giám đốc Sở Du lịch Đà Nẵng cho biết.

Trong một diễn biến liên quan, từ ngày 28.1, tỉnh Khánh Hòa cũng chính thức ngừng đưa đón khách Trung Quốc đến du lịch tại Nha Trang và các khu nghỉ dưỡng của tỉnh Khánh Hòa. Đồng thời, hiện các doanh nghiệp, cơ sở dịch vụ du lịch ở Khánh Hòa chỉ còn phục vụ những khách TQ đã đón từ ngày 23 đến 27.1. Hầu hết số khách này sẽ bay về Trung Quốc vào cuối tháng 1.2020.

Đồng thời, theo thông báo khẩn từ Văn phòng Bộ Văn hóa - Du lịch Trung Quốc, các đối tác phía Trung Quốc tạm ngừng đưa khách đến Khánh Hòa, trong bối cảnh dịch bệnh đang hoành hành.

© REUTERS / Aly SongCậu bé Trung Quốc đeo khẩu trang
Việt Nam có khả năng điều trị thành công bệnh viêm phổi do coronavirus? - Sputnik Việt Nam
Cậu bé Trung Quốc đeo khẩu trang

Sở Du lịch Khánh Hòa cũng đưa ra dự báo lượng khách quốc tế không chỉ từ Vũ Hán mà cả thị trường Trung Quốc sẽ giảm mạnh trước diễn biến tình hình dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona gây ra.

Báo cáo của Sở Du lịch Khánh Hòa công bố cho biết, tính đến tháng 12.2019, Khánh Hòa đã đón 7,2 triệu lượt khách lưu trú, tăng 12,6% so với năm 2018, trong đó có khoảng 3,6 triệu lượt khách quốc tế, tăng 27,5%. Hiện nay, Trung Quốc vẫn là thị trường khách quốc tế lớn nhất của du lịch Khánh Hòa với gần 2,5 triệu lượt khách du lịch Trung Quốc, tăng 31,62% so với cùng kì và chiếm khoảng 70% tổng lượt khách quốc tế đến Khánh Hòa. Do đó, quyết định ngưng đưa đón khách Trung Quốc sẽ gây thiệt hại rất lớn đến ngành du lịch của tỉnh này.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала