Thứ hai tuần trước, tầu khu trục USS Montgomery của Mỹ lần đầu tiên trong năm nay thực hiện một chuyến tuần tra gần quần đảo Trường Sa ở Biển Đông mà không thông báo từ trước.
Trung Quốc đã cáo buộc Hoa Kỳ "có ý đồ xấu" trong khu vực. Vào ngày 28 tháng 1, phát ngôn viên Bộ Tư lệnh Chiến khu Nam Bộ thuộc quân đội Trung Quốc, đại tá Li Huamin tuyên bố, đây là hành động khiêu khích có chủ ý của quân đội Mỹ trong Lễ hội mùa xuân và là một nỗ lực trắng trợn nhằm thể hiện sự bá chủ hàng hải cũng như làm tổn hại nghiêm trọng đến hòa bình và ổn định ở Biển Đông.
An MH-60S Sea Hawk of #HSC23 takes off from #USSMontgomery (LCS 8) while underway in the South China Sea. #NavyReadiness #USNavy #US7thFleet pic.twitter.com/LBer2DMXH2
— Destroyer Squadron 7 (@DESRON_7) January 27, 2020
Ngày hôm sau, người phát ngôn Hạm đội 7 của hải quân Mỹ, trung úy Joe Keiley cho hay, tàu chiến đấu ven biển USS Montgomery thực hiện chiến dịch tuần tra tự do hàng hải gần các đảo nhân tạo Trung Quốc bồi đắp tại Trường Sa trên Biển Đông nhằm khẳng định quyền tự do hàng hải theo quy định của luật pháp quốc tế. Ông lưu ý rằng, con tàu đã được gửi đến khu vực nhằm đối phó với các thách thức hàng hải đang phát sinh từ phía Trung Quốc.
Các nhà quan sát quân sự lưu ý rằng, hệ thống nhận dạng tự động trên chiếc tàu chiến này đã bị tắt từ lâu trước khi nó vào một trong những khu vực tranh chấp ở Biển Đông. Tầu khu trục USS Montgomery đã mất một ngày để đến đó từ căn cứ hải quân Mỹ ở Changi, Singapore.
Tầu khu trục USS Montgomery trở thành một trong những nhà điều hành chính của các hoạt động Mỹ ở Biển Đông kể từ khi tàu này được điều đến căn cứ Hải quân Changi ở Singapore vào tháng 7 năm ngoái. Cụ thể, tàu khu trục đã tham gia cuộc tập trận hải quân chung của Mỹ và Úc ở khu vực này vào ngày 6-12 tháng 11 năm ngoái. Hoạt động đó đã gây ra phản ứng gay gắt của Bắc Kinh. Phía Trung Quốc coi cuộc diễn tập này là một nhân tố gây áp lực trong bối cảnh căng thẳng xung quanh cuộc bầu cử ở Đài Loan. Chính cuộc tập trận này là một trong những lý do khiến Trung Quốc yêu cầu Hoa Kỳ không gây ra sự leo thang tình hình ở Biển Đông. Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Wei Fenghe đã đưa ra yêu cầu này tại cuộc gặp với Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Mark Esper vào ngày 18 tháng 11 năm ngoái tại Bangkok. Nói chung, dưới chính quyền Tổng thống Trump, số hoạt động được gọi là bảo vệ quyền tự do hàng hải của Mỹ ở Biển Đông là nhiều hơn so với 8 năm Obama.
Năm nay, tầm mức của những hành vi khiêu khích từ phía các tàu chiến Mỹ ở Biển Đông sẽ ở mức "vừa phải", điều đó liên quan đến cuộc bầu cử tổng thống sắp tới ở Hoa Kỳ, nhà phân tích quân sự Vladimir Evseev từ Viện nghiên cứu chiến lược Nga nhận xét:
“Một mặt, Trump muốn để mọi người thấy rằng ông đã đạt được thỏa thuận với Trung Quốc về các vấn đề thương mại. Điều này là rất quan trọng để tranh thủ sự ủng hộ của cử tri. Mặt khác, ông muốn để Trung Quốc, và không chỉ Trung Quốc mà trước hết các quốc gia khác đều thấy rằng, Hoa Kỳ không chấp nhận tham vọng của Bắc Kinh tăng cường ảnh hưởng ở Biển Đông. Điều này phù hợp với chiến lược của Mỹ chuyển dần trung tâm quyền lực của họ sang Ấn Độ-Thái Bình Dương”.
Trung Quốc sẽ đáp trả bằng cách tăng cường sự hiện diện quân sự ở Biển Đông, chuyên gia Vladimir Evseev nói. Điều này sẽ gây phức tạp cho Mỹ bởi vì, một mặt, họ muốn chuyển đến khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương và mặt khác, chính họ đang khiêu khích Iran:
“Nếu nói về xu hướng trong tương lai, sự vượt trội của Mỹ so với Trung Quốc ở khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương sẽ giảm dần. Hoa Kỳ sẽ cố gắng tìm kiến những đồng minh đáng tin cậy, nhưng, các đồng minh không muốn tranh cãi với Trung Quốc. Ở khu vực Cận Đông và Trung Đông tình hình cũng tương tự như vậy. Ví dụ, cuộc tấn công vào căn cứ Mỹ ở Iraq cho thấy rằng, các đồng minh đã không cung cấp hỗ trợ chính trị-quân sự cho Hoa Kỳ, điều mà lẽ ra họ nên làm với tư cách thành viên NATO. Điều này cho thấy rằng, ảnh hưởng toàn cầu của Hoa Kỳ đang dần suy giảm”.