“Hai nước chúng ta đã kề vai sát cánh trong giai đoạn đấu tranh gian khổ của nhân dân Việt Nam vì độc lập, tự do, chống ngoại xâm và xây dựng hòa bình sau chiến tranh. Sự phối hợp hành động giữa Moskva và Hà Nội đã trải qua nhiều thử thách của thời gian, được tôi luyện, trưởng thành, mang tính đa dạng và thực sự đặc biệt” - ông Lavrov viết.
"Điều vui mừng là truyền thống đoàn kết và tương trợ lẫn nhau do các thế hệ trước đây tạo dựng vẫn được duy trì và nhân lên trong điều kiện lịch sử mới” - ông Lavrov nhấn mạnh và nói thêm rằng Hiệp ước về những nguyên tắc cơ bản của quan hệ hữu nghị LB Nga-Việt Nam được ký ngày 16/6/1994 vẫn là nền tảng đáng tin cậy. Năm 2019, hai nước đã kỷ niệm sự kiện 25 năm ký kết Hiệp ước này. Trong năm 2001, sự hợp tác giữa hai nước đã nâng lên tầm quan hệ chiến lược và năm 2012 là quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện. Hiện nay, mối quan hệ này đang tiếp tục phát triển mạnh mẽ, rộng khắp vì lợi ích của nhân dân Nga và Việt Nam.
Đối thoại tin cậy
Cụ thể, tháng 9 năm 2018, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng đã đến thăm Nga, tháng 11 và 12 cùng năm, ông Dmitry Medvedev, khi đó là Thủ tướng Chính phủ Liên bang Nga và Chủ tịch Duma Quốc gia Vyacheslav Volodin đã đến thăm Việt Nam. Ngoài ra, tháng 5/2019, Nga đã đón tiếp Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc, và vào tháng 12/2019 đón tiếp Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Nguyễn Thị Kim Ngân. Các cuộc tiếp xúc dày đặc như thế là yếu tố quan trọng cho sự phát triển các mối quan hệ Nga-Việt và cho phép rà soát lại các vấn đề trong chương trình nghị sự song phương và quốc tế, điều vô cùng cần thiết trong điều kiện diễn biến phức tạp của tình hình khu vực và thế giới.
Gia tăng tính phổ biến của Việt Nam
Năm 2019, khoảng 600 000 công dân Nga đã chọn Việt Nam làm nơi nghỉ mát, Ngoại trưởng Nga cho biết. “Chúng tôi hoan nghênh Việt Nam ngày càng nổi lên như một điểm đến nghỉ dưỡng cho đông đảo người Nga. Năm 2018, gần 600 000 lượt người Nga đã đến Việt Nam. Số lượng người Việt Nam thăm Nga với mục đích du lịch đang gia tăng” – Lavrov ông nói.
Ngoại trưởng lưu ý rằng các mối quan hệ đang phát triển năng động trong các lĩnh vực hợp tác truyền thống, như năng lượng, sản xuất công nghiệp, giao thông, nông nghiệp, cũng như trong các lĩnh vực mới đầy triển vọng - kinh tế kỹ thuật số, dịch vụ công cộng điện tử, công nghệ thành phố thông minh và bảo mật thông tin và hệ thống truyền thông. Ví dụ rõ nét là dự án xây dựng tại Việt Nam Trung tâm nghiên cứu khoa học và công nghệ hạt nhân với sự trợ giúp của Tập đoàn Nhà nước Rosatom. Đây sẽ trở thành một trong những cơ sở khoa học chuyên ngành hàng đầu tại Đông Nam Á.
“Tôi tin tưởng rằng, công tác đào tạo các chuyên gia ngành hạt nhân của Việt Nam tại Nga sẽ là sự đảm bảo cho hoạt động thành công của cơ sở này trong tương lai” – ông Lavrov nói.
Theo Bộ trưởng Ngoại giao Nga, sinh viên Việt Nam được cấp hạn ngạch lớn nhất để theo học tại các trường đại học Nga. "Trong năm học này, 965 học bổng nhà nước đã được phân bổ cho Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam" ông Lavrov nói. Ngoại trưởng lưu ý rằng ngày nay, nhiều người Việt Nam từng học ở Nga đang giữ các cương vị trọng trách trong bộ máy nhà nước, là nòng cốt trong quân đội hay tại các tập đoàn lớn, các cơ sở khoa học và văn hóa của Việt Nam.