Người Trung Quốc bắt đầu bị sỉ nhục do sự lây lan dịch coronavirus

© Sputnik / Vladimir Smirnov / Chuyển đến kho ảnhHành khách đang chờ chuyến tàu số 4 Moscow-Bắc Kinh trên sân ga ở Irkutsk
Hành khách đang chờ chuyến tàu số 4 Moscow-Bắc Kinh trên sân ga ở Irkutsk - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Lời kêu gọi đầy tính kỳ thị, hô hào tránh ghé thăm các cửa hiệu và nhà hàng Trung Quốc xuất hiện ở Italy sau khi có tin ở nước này đã phát hiện 2 trường hợp nhiễm coronavirus. Đó là tin đưa của The Guardian dẫn nguồn từ phương tiện truyền thông Italy.

Coronavirus làm tăng sự phân biệt chủng tộc

Nguồn tin thông báo về những trường hợp phân biệt chủng tộc và sỉ nhục trong các cơ sở đào tạo có người châu Á theo học. Giám đốc Nhạc viện Santa Cecilia đã yêu cầu các sinh viên từ Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc hãy chỉ đến lớp sau khi bác sĩ chứng nhận rằng trong nhà họ ở không có virus. Điều này gây sự bất bình trong các đồng nghiệp giáo chức.

Dịch vụ y tế tại nhà ga đường sắt Irkutsk-Hành khách - Sputnik Việt Nam
Nga viện trợ nhân đạo giúp Trung Quốc đấu tranh chống coronavirus

Sự cố tương tự xảy ra tại  Học viện Âm nhạc ở Como. Ở đó, các sinh viên người Trung Quốc nhận được yêu cầu ở lại nhà trong 14 ngày sau khi họ trở sang từ Trung Quốc, nơi cách đây chưa lâu có lễ hội mừng Năm mới âm lịch. The Guardian cũng phản ánh rằng tại Torino, ba người Trung Quốc đã bị sỉ nhục trong một nhà hàng vì coronavirus. Những lo ngại xung quanh dịch bệnh do chủng coronavirus mới bùng phát ở Trung Quốc đã dẫn đến gia tăng thái độ tình trạng bài ngoại và kỳ thị chủng tộc ở các nước khác.

Đồng thời, CBS News đưa tin rằng ĐHTH Mỹ UC Berkeley phát tán bài viết đăng trên mạng xã hội, nhận định rằng thái độ bài ngoại chống Trung Quốc trong bối cảnh lây lan coronavirus đáng sợ là phản ứng bình thường. Tuy nhiên, cộng đồng mạng đã chỉ trích việc xuất bản bài viết này. Đại diện trường đại học sau đó đã gỡ bài và đăng lời xin lỗi.

Để đáp lại sự gia tăng tâm thế chống Trung Quốc, những người châu Á đang ở Pháp bắt đầu chia sẻ những câu chuyện về các trường hợp phân biệt chủng tộc, họ sử dụng hashtag #JeNeSuisPasUnVirus, dịch theo nghĩa đen là «Tôi-Không- Phải-Là-Virus».

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала