Việt Nam có 8 người mắc coronavirus, 3 bệnh nhân đã được chữa khỏi

© Ảnh : Bùi Đức Hiếu - TTXVNBệnh viện đã được lắp đặt máy móc, trang thiết bị hiện đại.
Bệnh viện đã được lắp đặt máy móc, trang thiết bị hiện đại. - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Bộ Y tế ngày 3.2 công bố cho biết hiện tại Việt Nam đã ghi nhận 8 ca nhiễm coronavirus. Nữ bệnh nhân thứ 8 là một công nhân 29 tuổi tại Bình Xuyên, Vĩnh Phúc vừa trở về từ Vũ Hán, Trung Quốc.

Trong khi đó hai cha con người Trung Quốc và nữ bệnh nhân ở Thanh Hóa đã cho kết quả âm tính với nCoV.

4 bệnh nhân nhiễm coronavirus cùng trở về từ Vũ Hán

Sáng 3.2, Bộ Y tế đã cập nhật tình hình dịch viêm đường hô hấp cấp do coronavirus gây nên, theo đó Việt Nam chính thức xác nhận trường hợp thứ 8 mắc viêm phổi Vũ Hán.

Ông Vũ Mạnh Cường, Phó Vụ trưởng Vụ Truyền thông- Thi đua khen thưởng, Bộ Y tế thông tin xác nhận, nữ bệnh nhân V.H.L ở Bình Xuyên, Vĩnh Phúc là một trong số các bệnh nhân có tiền sử đi về từ vùng có dịch là thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc.

Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên đã cách ly toàn bộ Khoa Truyền nhiễm có sức chứa 200 bệnh nhân thành một khu vực riêng để ứng phó với bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona - Sputnik Việt Nam
TP.HCM: Phát hiện một Việt kiều Mỹ dương tính với virus Corona mới

Theo Bộ Y tế, người thứ 8 nhiễm coronavirus là nhân viên Công ty TNHH Nihon Plast của Nhật Bản, được cử sang Trung Quốc tập huấn tại thành phố Vũ Hán cách đây hai tháng.

Bệnh nhân V.H.L là một trong 8 người trở về từ Vũ Hán trong cùng một chuyến bay, trong đó có 3 trường hợp khác đã được xét nghiệm dương tính với chủng mới của coronavirus và cùng về Việt Nam ngày 17.1.2020 trên chuyến bay CZ8315 của Southern China qua sân bay Nội Bài, Hà Nội. Sau đó được công ty đón bằng xe công ty di chuyển về trụ sở công ty. Sau khi về công ty có tổ chức họp, bao gồm bệnh nhân với 7 người Việt Nam cùng đoàn, sau đó di chuyển về nhà riêng cùng một đồng nghiệp trên cùng chuyến xe.

Bộ Y tế cho biết, sau khi có ba nhân viên trong đoàn sang Vũ Hán tập huấn dương tính với coronavirus, ngày 31.1, Bộ đã cử Đoàn công tác chống dịch đến Bình Xuyên, Vĩnh Phúc để chỉ đạo, kiểm tra công tác chống dịch.

Bộ Y tế đánh giá, nữ bệnh nhân này tiếp xúc gần với các bệnh nhân, xác định có nguy cơ nhiễm coronavirus cao nên đã lấy mẫu bệnh phẩm của bệnh nhân gửi về Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương xét nghiệm xác định tác nhân và chỉ đạo cách ly tại cơ sở y tế.

Tính đến hôm nay, 3.2, đã có 4/8 công nhân trong đoàn công tác của Công ty TNHH Nihon Plast của Nhật Bản sang Vũ Hán cho kết quả dương tính với coronavirus.

Tính đến nay Việt Nam đã ghi nhận 8 bệnh nhân dương tính với cornavirus tại Việt Nam gồm 2 cha con người Vũ Hán (Trung Quốc) và 4 người Việt Nam trở về nước từ Vũ Hán trên cùng một chuyến bay, nữ lễ tân khách sạn tại Nha Trang có tiếp xúc với hai cha con người Trung Quốc, người đàn ông quốc tịch Mỹ đang ở tại TP Hồ Chí Minh.

3 bệnh nhân đang được cách ly, điều trị đặc biệt tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương (cơ sở 2 Đông Anh, Hà Nội), 2 ca ở Bệnh viện Chợ Rẫy (TP HCM) đã được chữa khỏi và 1 ca Bệnh viện Đa khoa Thanh Hoá cũng đã được xuất viện, 1 ca Bệnh viện Nhiệt đới Khánh Hoà, 1 người ở Bệnh viện Nhiệt đới TP Hồ Chí Minh.

Vietnam Airlines điều Boeing 787-9 giải tỏa khách Việt khỏi các sân bay bị ảnh hưởng

Ngày 2.2, Vietnam Airlines đã khôi phục các chuyến bay giữa Việt Nam và Đài Loan, Hong Kong, Ma Cao dùng tàu bay thân rộng để giải tỏa khách.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc - Sputnik Việt Nam
Thủ tướng quyết định công bố dịch do virus Corona tại Việt Nam

Theo đó, nhằm giải quyết nhu cầu hỗ trợ vận chuyển, giải tỏa hành khách trở về Việt Nam, Vietnam Airlines quyết định đưa vào khai thác tàu bay thân rộng Boeing 787-9 thay vì chỉ dùng Airbus A321 trên hai chuyến bay VN570 TP.HCM- Đài Bắc và VN571 Đài Bắc- TP.HCM ngày 2.2.

“So với Airbus A321, Boeing 787-9 có sức tải hành khách lớn hơn đáng kể cùng tiện nghi, trang thiết bị hiện đại vượt trội hơn”, phía hãng Hàng không quốc gia Việt Nam cho biết.

Bên cạnh đó, Vietnam Airlines khẳng định chủ động phối hợp chặt chẽ với các đơn vị liên quan liên tục theo dõi tình hình, kiểm tra, giám sát sức khỏe hành khách, phát hiện và xử lý kịp thời các trường hợp hành khách có dấu hiệu nhiễm bệnh trên chuyến bay và tại sân bay.

“Các quy định, khuyến cáo trong công tác kiểm soát dịch coronavirus của Chính phủ, ngành y tế được hãng thực hiện nghiêm túc, đầy đủ nhằm đảm bảo an toàn tốt nhất cho hành khách, tổ bay, tàu bay, phương tiện kỹ thuật, nhân viên khai thác mặt đất và cộng đồng”, đại diện Vietnam Airlines nhấn mạnh.

Hãng cho biết từ 2.2 đã khôi phục các chuyến bay thường lệ giữa Việt Nam- Đài Loan, Hồng Kông, Ma Cao sau khi Cục Hàng không cho phép khai thác trở lại để vận chuyển hành khách đang bị ảnh hưởng tại các sân bay trên.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc - Sputnik Việt Nam
Thủ tướng quyết định công bố dịch do virus Corona tại Việt Nam

Hãng hàng không Jetstar Pacific cho biết, hiện vẫn khai thác thường lệ các chuyến bay giữa Hà Nội và Hong Kông đến hết ngày 5.2. Đối với đường bay giữa Việt Nam và Đài Loan, Jetstar Pacific cũng đang khai thác như thông thường.

Bên cạnh đó, hãng hàng không Vietjet của tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo thông báo tất cả các đường bay quốc tế khác, kể cả đường bay đến Hồng Kông, Trung Quốc và Đài Loan vẫn khai thác bình thường.

Cũng như Vietnam Airlines, Vietjet đã và đang phối hợp chặt chẽ với cơ quan chức năng, y tế, cảng hàng không chủ động thực hiện các quy trình khai thác theo chuẩn mực quốc tế cao nhất, các khuyến cáo của IATA, Tổ chức y tế thế giới WHO và các nhà chức trách trong công tác kiểm soát dịch coronavirus, đảm bảo an toàn cao nhất cho tổ bay và hành khách.

Đường sắt Việt Nam ngừng chạy tàu liên vận quốc tế qua Trung Quốc?

Cục trưởng Cục Đường sắt Việt Nam Vũ Quang Khôi cho hay, cơ quan này đang xem xét tình hình thực tế để kiến nghị cấp có thẩm quyền tạm dừng chạy tàu liên vận quốc tế Việt Nam- Trung Quốc trước tình hình dịch coronavirus đang diễn biến phức tạp.

“Chúng tôi vừa ra văn bản yêu cầu Tổng công ty Đường sắt Việt Nam chủ động liên hệ ngay với Công ty TNHH tập đoàn đường sắt quốc gia Trung Quốc và các công ty Tập đoàn Cục đường sắt Nam Ninh, Côn Minh đường sắt Trung Quốc để thống nhất phương án khai thác hay tạm dừng chạy tàu đường sắt liên vận Trung Quốc - Việt Nam và ngược lại trong thời gian dịch bệnh đang diễn ra”, Cục trưởng Vũ Quang Khôi cho hay.

Đức Đạt Lai Lạt Ma ở Dharamsala - Sputnik Việt Nam
Đức Dalai Lama chia sẻ cách chống virus Corona
Tổng Cục đường sắt Việt Nam căn cứ vào tình hình dịch bệnh cũng chủ động báo cáo vệ Cục đường sắt Việt Nam số lượng hành khách đi đến bằng tàu liên vận quốc tế hàng ngày tình hình, diễn biến dịch bệnh diễn ra tại các trạm cửa khẩu có vận tải bằng đường sắt tại Đồng Đăng, Lào Cai. Đồng thời, đề xuất biện pháp cụ thể để có khai thác hay tạm dừng chạy tàu liên vận quốc tế Trung Quốc - Việt Nam và ngược lại nhằm ngăn chặn dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng virus mới Corona gây ra.

Theo Tổng công ty Đường sắt Việt Nam, lượng khách đi tàu liên vận quốc tế hiện chủ yếu từ Việt Nam sang Trung Quốc, lượng khách từ Trung Quốc sang Việt Nam rất ít. Đường sắt đã thực hiện phun thuốc khử trùng, phòng dịch tại các ga liên vận như Đồng Đăng, Lào Cai, Gia Lâm.

Đồng thời, Cục yêu cầu phối hợp chặt chẽ với các cơ quan liên ngành như kiểm dịch, y tế thực hiện kiểm dịch hành khách ngay tại cửa khẩu. Đến nay, đường sắt Việt Nam chưa phát hiện trường hợp nào có biểu hiện nghi ngờ nhiễm bệnh.

Việt Nam bổ sung thêm 1 kịch bản đối phó với dịch nCoV-2019

Việt Nam vừa bổ sung them một kịch bản nhằm đối phó với dịch cúm do chủng virus corona mới (còn gọi là dịch viêm phổi Vũ Hán) gây ra. Theo đó, trong trường hợp số ca nhiễm lên tới hàng nghìn ca, nhà nước sẽ tính đến phương án xây bệnh viện dã chiến để cách ly và điều trị.

Nhiều người đã có ý thức đeo khẩu trang y tế ở những chỗ đông người (ảnh chụp tại Phủ Tây Hồ, Hà Nội sáng 30/1/2020) - Sputnik Việt Nam
Dịch viêm phổi do virus Corona sẽ đánh vào kinh tế Việt Nam như thế nào?

Ông Nguyễn Trọng Khoa, Phó cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh, Bộ Y tế cho biết, trước tình hình dịch cúm đang diễn biến phức tạp, Bộ đã xây dựng 4 kịch bản đối phó với dịch, bổ sung thêm 1 kịch bản so với trước, cụ thể như sau: Kịch bản đầu tiên là khi có ca bệnh xâm nhập vào Việt Nam. Kịch bản thứ 2 là khi ca xâm nhập đó bắt đầu lây lan sang người ở Việt Nam. Kịch bản thứ 3 là khi mức độ lây lan trong cộng đồng nằm trong giới hạn 1.000 ca. Kịch bản thứ 4 mới được xây dựng là khi có trên 1.000 ca mắc bệnh.

Mỗi kịch bản này đều đã có phương án đối phó cụ thể. Và nếu các cơ sở điều trị vượt quá khả năng tiếp nhận, việc thành lập bệnh viện dã chiến sẽ được tính đến.

“Dưới 1.000 ca, chúng ta cũng chưa cần nhưng số lượng vài nghìn ca thì phải xây bệnh viện dã chiến để cách li và điều trị. Về phía Bộ Y tế, Chính phủ đã thành lập ban chỉ đạo phòng chống dịch và các bộ ban ngành có liên quan để kịp thời chỉ đạo các vấn đề liên quan”, ông Khoa thông tin.

Phó cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh cho biết, Việt Nam đã có kế hoạch phòng chống dịch và trong mọi tình huống sẽ luôn trong tư thế sẵn sàng chủ động.

Trước đó, đồng chí Phó thủ tướng Vũ Đức Đam (hiện đang được phân công kiêm giữ chức bí thư Ban cán sự Đảng Bộ Y tế) chỉ đạo, Bộ cần xây dựng các kịch bản chi tiết hơn, phòng trường hợp xấu hơn khi có hàng nghìn ca lây nhiễm.

“Có thể chúng ta đang kiểm soát tốt nhưng tình hình dịch ở Trung Quốc diễn biến phức tạp hơn nên phải quán triệt tinh thần Thủ tướng, Chính phủ ngay từ đầu, sẵn sàng trong mọi tình huống, không để dịch lây lan”, Phó Thủ tướng chỉ đạo.

Theo ông Khoa, ngay từ khi có thông tin về những ca bệnh đầu tiên, Chính phủ và Bộ Y tế đã ngay lập tức có những phương án để đối phó.

Nhân viên sân bay Tân Sơn Nhất kiểm tra màn hình hiển thị máy quét thân nhiệt đối với hành khách quốc tế đến Việt Nam. - Sputnik Việt Nam
Công bố những hình ảnh đầu tiên về sự phân chia của virus Corona

Qua kinh nghiệm phòng dịch SARS (Hội chứng hô hấp cấp tính nặng) 2002, dịch  cúm H1N1 năm 2009 và áp dụng biện pháp tương đối mạnh để kiểm soát ngăn ngừa dịch, cơ quan chức năng tiến hành cách ly tất cả trường hợp được xác định dương tính với virus corona, hoặc đi đến từ vùng dịch.

Nếu những triệu chứng ho sốt và trong thời gian gần đây có tiếp xúc với những người đi về từ vùng dịch, người dân cần đến ngay những cơ sở y tế gần nhất để nhanh chóng kiểm tra, xét nghiệm, tránh lây lan cho người khác.

Hiện nay, tại Việt Nam có 3 đơn vị chẩn đoán xác định virus corona gồm: Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương đối với các tỉnh khu vực phía Bắc; Viện Pasteur Nha Trang đối với các tỉnh khu vực miền Trung; Viện Pasteur TP.HCM đối với các tỉnh khu vực phía Nam.

Dù vậy, ông Khoa cũng nhấn mạnh, chỉ những ca nghi ngờ có triệu chứng sốt, viêm long đường hô hấp, và có yếu tố dịch tễ đi về từ vùng dịch mới cần xác định chẩn đoán và tiếp nhận điều trị.

Trong những trường hợp khác, Bộ Y tế khuyến cáo người dân thường xuyên rửa tay với xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn, hạn chế đi lại nơi đông người, cũng như đeo khẩu trang ở nơi công cộng.

Bộ Công Thương đề nghị rà soát lao động từ Trung Quốc quay lại Việt Nam

Trong một diễn biến khác, sáng nay 3.2, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh đã có công văn đề nghị UBND các tỉnh, thành phố rà soát số lượng chuyên gia Trung Quốc làm việc tại Việt Nam đã về nước nhưng chưa trở lại Việt Nam.

Nhằm chủ động ứng phó, ngăn ngừa sự lây lan của dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona gây ra; thực hiện tinh thần chỉ đạo của Ban Bí thư Trung ương Đảng tại Công văn số 79-CV/TW ngày 30/1/2020; chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 121/CĐ-TTg ngày 23/1/2020, Chỉ thị số 05/CT-TTg ngày 28/1/2020 và Chỉ thị số 06/CT-TTg ngày 31/1/2020, Bộ Công Thương đề nghị Sở Công Thương, Sở Lao động - Thương Binh và Xã hội các tỉnh, thành trong cả nước khẩn trương rà soát, thống kê số lượng lao động, chuyên gia làm việc tại các cơ sở công nghiệp, năng lượng, thương mại trên địa bàn tỉnh/thành phố đã về các vùng có dịch ở Trung Quốc nghỉ Tết và chưa trở lại Việt Nam.

Đoàn công tác của Bộ Y tế thực hiện các biện pháp nghiệp vụ với bệnh nhân dương tính với virus nCoV - Sputnik Việt Nam
Bệnh nhân đầu tiên khỏi bệnh, Việt Nam sẵn sàng hợp tác cùng Trung Quốc chống virus corona

Công văn cũng yêu cầu các cơ sở công nghiệp, năng lượng, thương mại có lao động, chuyên gia Trung Quốc chưa trở lại làm việc đó đánh giá mức độ ảnh hưởng tới hoạt động của đơn vị, có báo cáo nhanh gửi Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố và Bộ Công Thương trong ngày 3.2.2020.

Bộ Công Thương yêu cầu các Sở Công Thương phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và các sở, ban, ngành liên quan làm việc với chủ đầu tư các dự án, cơ sở công nghiệp, năng lượng, thương mại trên địa bàn có lao động, chuyên gia đã về nghỉ Tết ở các vùng có dịch ở Trung Quốc và chưa trở lại Việt Nam, đề nghị các đơn vị làm việc, thống nhất với các đối tác để các lao động, chuyên gia này tạm thời chưa quay trở lại Việt Nam cho đến khi tình hình dịch bệnh đã được kiểm soát tốt.

Trong thời gian đó, các đơn vị cần l phương án bố trí lực lượng thay thế và phương án sản xuất kinh doanh phù hợp, không để ảnh hưởng lớn đến các dự án và hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị.

Nêu có vướng mắc trong quá trình thực hiện, các đơn vị báo cáo ngay tới UBND tỉnh, thành phố và cơ quan chức năng có liên quan để nhận được biện pháp hướng dẫn, tháo gỡ kịp thời.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала