Gần 150 trường hợp mắc bệnh ngoài Trung Quốc đại lục, một người trong số đó đã chết. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tuyên bố tình trạng khẩn cấp trên thế giới vì virus corona.
Các nhà chức trách đang cố gắng thực hiện tất cả các biện pháp có thể để ngăn chặn sự lây lan của virus.
Tuy nhiên, các loại virus mới có thể được tạo ra trong phòng thí nghiệm trên cơ sở các virus hiện có để tạo ra vắc-xin và thuốc điều trị.
Sau đây là bài của Sputnik về những loại virus và vi khuẩn được tạo ra trong phòng thí nghiệm.
Bệnh đậu mùa trên ngựa
Các nhà khoa học tại Đại học Alberta đã tạo ra horsepox, chủng virus gây ra bệnh đậu mùa trên ngựa - một loại virus rất nguy hiểm, nhưng, khác với bệnh đậu mùa, nó không lây nhiễm cho người và chỉ là rất nguy hiểm đối với ngựa.
Các nhà khoa học đã tạo ra virus này trong sáu tháng, công ty dược phẩm Tonix đã tài trợ cuộc nghiên cứu này. Các mẫu DNA cần thiết để tạo ra virus chỉ tốn khoảng 100.000 đô la.
Bại liệt
Giống như các nhà khoa học từ Đại học Alberta, các đồng nghiệp của họ từ Đại học New York đã thu được các mẫu DNA để tạo ra virus bại liệt.
Virus mà họ tạo ra có độ nguy hiểm tương tự như virus bại liệt tự nhiên.
Mặc dù trên thế giới hiện đại, bệnh bại liệt bị xóa sổ, nhưng, các nhà khoa học lo ngại rằng, trong tương lai có thể có nhu cầu về loại vắc-xin này nếu virus bại liệt “hồi sinh trở lại”.
On this day in 1953, the @PittTweet's Dr. Jonas Salk announced that he had successfully tested a vaccine against poliomyelitis, the virus that causes the crippling disease of polio. pic.twitter.com/Beq3UjVbs8
— WQED Pittsburgh (@wqed) March 26, 2019
Đậu mùa trên chuột
Vài năm trước, các nhà khoa học tại Đại học Quốc gia Úc và Hiệp hội Nghiên cứu Khoa học và Ứng dụng (CSIRO) đã tạo ra một đột biến virus đậu mùa do sự nhầm lẫn. Bệnh đậu mùa do virus này gây tử vong cho chuột.
Các nhà khoa học đã cố gắng phát triển một loại thuốc để kiểm soát tỷ lệ sinh sản của loài chuột, nhưng, đã tạo ra một loại virus hết sức nguy hiểm phá hủy hệ miễn dịch của chuột.
SARS 2.0
Hội chứng hô hấp cấp tính nặng (SARS) là một chứng bệnh hô hấp ở con người gây ra bởi một loại virus mang tên virus SARS. Trong những năm 2002-2003 virus này đã cướp đi sinh mạng của 700 người trong đại dịch. Số lượng người bị nhiễm virus này là 8.000 người ở 29 quốc gia.
Một nhóm các nhà khoa học tại Đại học Bắc Carolina, do Tiến sĩ Ralph Barrick dẫn đầu, đã tạo ra một đột biến mới của virus được gọi là SARS 2.0. Loại virus mới đã được tạo ra bằng cách thêm protein vào SARS. SARS 2.0 kháng với các loại vắc-xin và thuốc hiện có đã được sử dụng để chống lại virus SARS tự nhiên.
Phi-X174
Phi-X174 là một loại virus nhân tạo khác. Nó được tạo ra bởi các nhà khoa học tại Viện năng lượng sinh học ở Rockville, Maryland, Hoa Kỳ. Các nhà khoa học đã tạo ra virus nhân tạo dựa trên virus phiX tự nhiên. PhiX là một loại vi khuẩn, tức là một loại virus có khả năng giết chết vi khuẩn. Tuy nhiên, nó không ảnh hưởng đến con người.
#ScienceDiscoveries The first research method for determining DNA’s sequence was introduced and published in December 1977. The Sanger Method sequenced the first DNA genome of bacteriophage phiX174. pic.twitter.com/9MaulIxB9P
— National DNA Day (@DNAday) December 9, 2019
Cúm gia cầm
Các nhà khoa học Hà Lan đã tạo ra một đột biến của virus cúm gia cầm gây chết người.
Cúm gia cầm hiện diện tự nhiên ở các loài chim không dễ lây nhiễm từ người sang người. Tuy nhiên, các nhà khoa học đã khiến virus đột biến mới dễ dàng lây lan từ người sang người.
Các nhà khoa học đã sử dụng loài vật nuôi là chồn sương để tiến hành nghiên cứu, vì chúng có triệu chứng cúm gà giống như con người.
Virus H1N1
Năm 1918, virus cúm chết người đã hoành hành trên thế giới. Vào thời điểm đó, hơn 100 triệu người đã bị nhiễm, virus này tấn công sâu vào các tế bào phổi, gây viêm phổi hoặc thậm chí gây suy đa tạng.
The @WHO said the 1918 influenza pandemic was known colloquially as “Spanish flu,” although there was nothing “Spanish” about the epidemic
— Dr.MaríaJ.DíazCandamio (@Vilavaite) October 12, 2018
Caused by an H1N1 virus spreading from birds to humans, it might have started in Kansas, France, or maybe Asia https://t.co/GfYtT4kvzK pic.twitter.com/3IloS8YNsF
Virus H1N1 đã quay trở lại vào năm 2009, nhưng, không nguy hiểm như trước mặc dù đã đột biến.
I am old enough to remember evil authoritarian regime spreading H1N1 virus 🦠 pandemic around the world, infecting 11-21% of World population and killing up to 579,000 people.
— Carl Zha (@CarlZha) February 4, 2020
I demand regime change to end this existential threat to humanity! pic.twitter.com/fjtL0OowRI
Nhà khoa học Yoshihiro Kawaoka đã lấy các mẫu của chủng virus đột biến gây ra dịch bệnh năm 2009 và sử dụng chúng để tạo ra một chủng mạnh hơn có khả năng kháng các loại vắc-xin hiện có. Chủng này tương tự như chủng đã dẫn đến dịch bệnh năm 1918.
Yoshihiro Kawaoka không có ý định tạo ra một loại virus nguy hiểm hơn, ông ta chỉ muốn tạo ra virus ban đầu để nghiên cứu nó chi tiết hơn. Virus chết người này được lưu trữ trong phòng thí nghiệm và có thể dẫn đến thảm kịch nếu nó lọt ra từ đó.