Theo ông, cuộc chiến tranh kinh tế chống lại Syria có những dạng thức khác nhau, nhưng đều chung một mục đích là nhằm “phá hủy hoàn toàn những cơ sở kinh tế” của đất nước.
“Mục đích cuộc chiến trước đây là lật đổ nhà nước Syria thông qua các công cụ quân sự và chính trị, tuy nhiên thể chế nhà nước vẫn đứng vững và vượt qua được cuộc chiến dù phải chịu những hy sinh to lớn, sau đó bọn họ (kẻ thù - chú thích biên tập) chuyển sang chiến tranh kinh tế, hòng đánh cắp hết sinh kế của người dân Syria”, ông Khamis nói.
Thủ tướng Syria nói thêm rằng Syria cần 3 tỷ USD mỗi năm để mua dầu mỏ và nhập khẩu ngũ cốc.
Theo ông: “bất chấp mọi khó khăn, Syria vẫn đủ khả năng đáp ứng nhu cầu chi trả những khoản tiền này”.
Đồng thời ông Khamis cũng nhấn mạnh rằng, "hầu hết những gì Syria tạo dựng được trong 40 năm qua đã bị phá hủy trong cuộc chiến khốc liệt chống lại nước này".
Vào mùa thu năm 2018, tại một trong các cuộc phỏng vấn, Tổng thống Syria Bashar Assad đã nói rằng có thể cần tới 400 tỷ USD để khôi phục đất nước. Ở nhiều thành phố, cơ sở hạ tầng đã bị phá hủy, hệ thống giao thông của đất nước cũng rất cần khôi phục lại. Đất nước gặp khó khăn trong việc nhận trợ giúp từ các nước khác do bị Hoa Kỳ và các nước Liên minh Châu Âu áp đặt lệnh trừng phạt. Bên cạnh đó vẫn còn một nhỏ phần lãnh thổ nước này nằm dưới sự kiểm soát của quân khủng bố.
Cuộc xung đột vũ trang ở Syria tiếp diễn từ năm 2011. Vào cuối năm 2017 tuyên bố đạt được thắng lợi trong cuộc chiến chống lại nhóm khủng bố “Nhà nước Hồi giáo*” ở Syria và Iraq. Hiện nay tại một số địa phương vẫn tiếp tục hoạt động tiễu trừ các toán chiến binh. Ở thời điểm hiện tại, việc giải quyết xung đột bằng con đường chính trị, phục hồi đất nước Syria và đưa người tị nạn hồi hương đang được đặt lên hàng đầu.
* Tổ chức khủng bố bị cấm ở Nga.