Dịch cúm nguy hiểm hơn nhiều
“Virus corona thuộc nhóm virus gây nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính. Căn bệnh nguy hiểm nhất, dễ lây truyền nhất với số ca tử vong lớn nhất do virus thuộc nhóm này gây ra là cúm, - Tiến sĩ Sinh học Olga Karpova, Trưởng Bộ môn Virus học, Khoa Sinh học, Đại học Quốc gia Matxcơva (MGU) cho biết trong cuộc phỏng vấn của Sputnik. - Mỗi năm, trên thế giới có từ 500 nghìn đến 2,5 triệu người tử vong vì cúm và các biến chứng của nó. Tất nhiên, những con số này không sánh được với số ca tử vong vì coronavirus 2019-nCov”.
At a time when many are rightly concerned about the novel coronavirus - of which there are 12 confirmed cases in the US - CDC is reminding everyone not to drop their guard about influenza, which has caused at least 19 million illnesses & 10,000 deaths so far this season. #scicomm pic.twitter.com/M6v787fFAF
— Dr. Melvin Sanicas (@Vaccinologist) February 6, 2020
Virus corona xuất hiện từ nguồn động vật
Trong thế kỷ XXI, đây là lần thứ ba coronavirus khiến cả thế giới lo sợ. Giữa năm 2002-2003, đó là virus corona gây hội chứng viêm đường hô hấp cấp (SARS-CoV). Cũng như bây giờ, dịch bệnh đã bùng phát tại Trung Quốc, ở tỉnh Quảng Đông. Trong số 8.437 người nhiễm bệnh có 819 người chết, tức là tỷ lệ tử vong là gần 10%. Chính quyền Trung Quốc đã che giấu thông tin về tỷ lệ mắc bệnh trong một thời gian dài, làm trì hoãn thời điểm khi cộng đồng khoa học và y tế thế giới bắt đầu đấu tranh với dịch bệnh. Sau đó, Tổ chức Y tế Thế giới đã phát triển các nguyên tắc cơ bản trong công tác phòng chống bệnh truyền nhiễm. Các nguyên tắc này đang được thực hiện nghiêm ngặt và mang lại hiệu quả tốt.
Vào năm 2012, ở Trung Đông đã xuất hiện một loại coronavirus khác - MERS. Đến năm 2015 đã xác nhận 1.154 trường hợp mắc bệnh và ít nhất 431 trường hợp tử vong.
“Cả SARS và MERS, cũng như virus corona 2019-nCov đều là các loại virus đến từ động vật hoang dã, trong trường hợp 2019-nCov đây là dơi, trong trường hợp với MERS là lạc đà, - Giáo sư Karpova nói tiếp. - Thông tin di truyền của virus được mã hóa bởi các phân tử RNA, chứ không phải DNA như ở người. Những đột biến dễ xảy ra ở chúng cho phép virus truyền từ động vật sang người và ảnh hưởng đến đường hô hấp và đường tiêu hóa”.
Quan trọng nhất là rửa tay thường xuyên
Triển vọng lây lan bệnh dịch coronavirus 2019-nCov là gì? Phải làm thế nào để chống virus? Tiến sĩ Sinh học Olga Karpova nói:
"Các biện pháp mà WHO, Trung Quốc, Nga và các nước khác áp dụng để ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh là rất đúng đắn, - nhà khoa học nói. - Các biện pháp này nhằm mục đích ngăn chặn sự lây lan của virus sang các quốc gia kém phát triển hơn, nơi không có cơ sở dịch tễ và vệ sinh mạnh mẽ và các phương tiện để đối phó với dịch bệnh. Theo tôi, hiện nay không có nguy cơ bùng phát đại dịch. Virus corona có đặc trưng: sau sự bùng phát, bệnh dịch bắt đầu suy giảm. Tôi cho rằng, vào cuối tháng 2 - đầu tháng 3, căn bệnh này sẽ chấm dứt.
Nếu nói về các phương pháp phòng bệnh, thì khẩu trang y tế, mà nhu cầu về sản phẩm này đã tăng vọt, chỉ cần thiết cho người bị nhiễm bệnh để ngăn ngừa nhiễm trùng cho người khác. Khẩu trang chỉ gây thiệt hại cho những người khỏe mạnh bởi thực tế là sau 2 giờ nó bị ướt và thu hút các hạt lơ lửng, bao gồm các tác nhân gây bệnh đường hô hấp. Điều rất quan trọng là rửa tay bằng xà phòng thường xuyên nhất có thể, và sử dụng chất khử trùng tay trên đường đi. Trên bề mặt của các vật thể, virus có thể sống không quá hai giờ. Do đó, tất cả những cảnh báo về sự nguy hiểm của các bưu kiện và hàng hóa từ Trung Quốc đều không có cơ sở”, - Tiến sĩ Sinh học Olga Karpova, Trưởng Bộ môn Virus học, Khoa Sinh học, Đại học Quốc gia Matxcơva, nói.