Vì sao tăng trưởng kinh tế hàm chứa sự đe dọa Chính phủ các nước châu Á?

© Fotolia / James ThewMan theo dõi sự tăng trưởng cổ phiếu trên điện thoại thông minh của mình.
Man theo dõi sự tăng trưởng cổ phiếu trên điện thoại thông minh của mình. - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Nhiều hãng phân tích nêu dự báo lạc quan về tăng trưởng kinh tế của các nước châu Á. Ví dụ, đã công bố dự báo rằng trong năm 2020 này, GDP của các quốc gia châu Á sẽ vượt quá GDP của tất cả các quốc gia khác trên thế giới. Liệu có phải trong diễn trình cuộc sống hiện đại, những tin tức này chỉ đem lại niềm hy vọng và phấn khởi?

Không chỉ sự giàu có đang tăng

Hiển nhiên, về bản chất gia tăng GDP là nâng bậc sự giàu có của một đất nước, ở mức này hay mức khác ảnh hưởng đến phúc lợi của cả quốc gia dân tộc. Quả thực là ở những nước khác nhau cũng theo những cách khác nhau. Có không ít những nước mà tất cả hoặc hầu như toàn bộ gia tăng GDP thêm thế lực cho chính quyền lực, nhưng ở phần lớn các quốc gia trên thế giới thì gia tăng tổng sản phẩm quốc nội dẫn đến tăng thu nhập của mỗi công dân.

Bộ trưởng Bộ NN & PTNT Nguyễn Xuân Cường phát biểu tại hội nghị.  - Sputnik Việt Nam
Dịch coronavirus đánh vào nền kinh tế Việt Nam như thế nào?

Hiện nay, tăng trưởng kinh tế gắn liền сả với việc ứng nghiệm những thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, với rất nhiều thay đổi trong bố cục trên thị trường lao động. Chẳng hạn, do tự động hóa và sử dụng robot, đang giảm bớt nhu cầu về sức lao động trong ngành vận tải và nhiều xí nghiệp công nghiệp. Trong khi đó, tăng nhu cầu trong lĩnh vực dịch vụ - nhiều người với tấm bằng tốt nghiệp đại học đang làm nhân viên giao hàng hoặc điều dưỡng viên chăm sóc người già, do thành công y học đang ngày càng trở nên nhiều hơn. Theo một số dự báo, tại các nước ASEAN có khoảng 53 triệu người sẽ phải đổi nghề và trải qua tái đào tạo trong tương lai gần.

Nhưng hệ quả chính của sự gia tăng ổn định về của cải quốc nội ở các nước châu Á là sự mở rộng tầng lớp trung lưu. Ước tính rằng có tới 90% đại diện mới mẻ của tầng lớp này sẽ xuất hiện chính tại các nước thuộc khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Mối đe dọa từ tầng lớp trung lưu với bất kỳ Nhà nước

Nhiều chuyên gia khoa học chính trị cho rằng có tầng lớp trung lưu hùng hậu là có đảm bảo cho sự phát triển bền vững và dân chủ của bất kỳ Nhà nước. Thế nhưng tiềm ẩn mối lo ngại không kém nghiêm trọng với giới cầm quyền chính lại là do thứ gọi là «cái bẫy của tầng lớp trung lưu» gây ra. Tại sao vậy? Trên thực tế, khi đã cảm nhận được sức mạnh và vị thế phổ biến của nó, tầng lớp trung lưu ắt sẽ nêu ra những đòi hỏi mà họ cho rằng chí lý và phải được Nhà nước đáp ứng. Ví dụ, tầng lớp trung lưu muốn được hưởng nền giáo dục và dịch vụ y tế chất lượng xứng đáng.

Порт американского города Балтимор - Sputnik Việt Nam
Các chuyên gia nêu dấu hiệu mới có thể dấn đến khủng hoảng thế giới

Trong các cơ sở đào tạo và bệnh viện công lập. Họ muốn rằng Nhà nước gánh vác trách nhiệm chăm lo cho việc sử dụng thời gian rảnh rỗi của tầng lớp trung lưu – cần xây dựng sân vận động và các cơ sở luyện tập thể thao, Bảo tàng, Nhạc viện và những trung tâm văn hóa khác nữa. Như vậy, chi tiêu của ngân sách Nhà nước cần tăng hơn theo tất cả các hướng này. Đó là chưa nói đến chuyện khi họ già đi, các đại diện của tầng lớp trung lưu muốn nghiễm nhiên nhận được khoản trợ cấp hậu hĩnh. Và cũng từ ngân sách Nhà nước.

Còn thêm một mối đe dọa khác phát sinh từ tầng lớp trung lưu, đặc biệt là ở những quốc gia nơi quyền lực thuộc về một đảng chính trị độc nhất. Dần dần, trong tầng lớp trung lưu sẽ hình thành những định kiến ​​chính trị của riêng họ, tầng lớp này muốn tham gia nhiều hơn vào quản lý điều hành chuyện «quốc gia đại sự», sẽ cố gắng tạo lập các đảng và tổ chức chính trị của riêng mình. Đây là quá trình khó lòng ngăn lại, nhưng có thể thi hành các biện pháp để đảm bảo sự ổn định và đồng thuận bên trong quốc gia. Và cần bắt đầu ngay từ bây giờ.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала