Chuyện lạ Hàn Quốc: Sắp xếp cuộc hội ngộ của người mẹ và con gái yêu đã lìa trần

© © Screenshot: YouTube / MBCdocumentaryChuyện lạ Hàn Quốc: Sắp xếp cuộc hội ngộ của người mẹ và con gái yêu đã lìa trần
Chuyện lạ Hàn Quốc: Sắp xếp cuộc hội ngộ của người mẹ và con gái yêu đã lìa trần  - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
«Có lẽ đây chính là thiên đường». Đó là những lời thốt lên của một người mẹ từ Hàn Quốc, người đã đồng ý tham gia cuộc hội ngộ mà thoạt nhìn ngỡ là không thể - gặp lại cô con gái nhỏ yêu quý bạc mệnh đã qua đời.

Và chuyện đang nói ở đây không phải là về loại hình tâm linh thần bí nào đó, mà là những thứ trần thế hơn nhiều - sản phẩm của công nghệ hiện đại. Đội ngũ truyền hình Hàn Quốc đã phải mất đến 8 tháng để đưa một bé nữ sinh 7 tuổi vào không gian thực tế ảo. Vài năm trước, cô bé xấu số lìa trần vì bệnh bạch cầu. Đã có thể tái tạo không chỉ vẻ ngoài của cô bé, mà cả nét mặt và cử động. Thậm chí cả giọng nói. Mẹ của bé gái đã chìm vào thế giới này với sự trợ giúp của cặp kính đặc biệt. Và ngay từ những giây đầu tiên của cuộc thí nghiệm, người mẹ trẻ đã không thể kiềm chế cảm xúc dâng trào.

Nguyễn Hải An - Sputnik Việt Nam
Số người đăng ký hiến tạng tăng đột biến sau tin bé gái 7 tuổi hiến giác mạc khi qua đời
- Mẹ ơi, mẹ có nghĩ đến con không?
- Mẹ nghĩ về con mỗi ngày!
- Mẹ ơi, con nhớ mẹ lắm!

Nhìn chung, kết quả của cuộc hội ngộ ảo rất ấn tượng. Tuy nhiên, nhiều người rõ ràng không thoải mái. Bởi ngoài tiếng vỗ tay khen ngợi tiến bộ kỹ thuật, còn xuất hiện những câu hỏi từ lĩnh vực tâm lý học và đạo đức. Hơn thế nữa, thậm chí đã nảy sinh ý tưởng về cách thu lợi từ việc tạo ra những nhân bản kỹ thuật số tương tự.

Làm vậy liệu có an toàn?

Các sáng tạo gia đã cố gắng vươn tới hiệu ứng của sự đắm chìm hoàn toàn vào không gian thực tế ảo. Do đó, đúng thế,  thậm chí có thể chạm tay vào ảo ảnh.

Những giây chờ đợi cuối cùng. Và bỗng có câu nói trẻ thơ cất lên: «Con chào mẹ». Giọng nói thân yêu mà chị Jang Ji-son mơ được nghe thấy trong suốt bốn năm qua. Các kỹ sư và gia đình, kể cả người cha của bé gái - ở trong thực tế của chúng ta, họ chỉ nhìn thấy bé Chan. Thay vì không gian với cỏ cây xanh tươi - chỉ là một màn hình màu xanh. Nhưng ở đó, trong thế giới ảo, cô bé Nyon nhỏ xinh giống y như người thật. Ban đầu, người phụ nữ khó kiềm chế cảm xúc, chị khóc, nhưng dần dần dường như chị đã quen với cuộc mô phỏng. Thế là trong không gian ảo đó, họ cùng nhau tổ chức mừng sinh nhật bé gái, cùng nhau hát một bài ca. Rồi Nyon đi ngủ. Và đó cũng là thời điểm để bà mẹ trở lại với thế giới hiện thực.

«Tôi có thể nói chuyện với con, chạm tay vào con... Nếu các bạn thấy một người phụ nữ điên rồ đang cố gắng nắm bầu trời vào tay, rất có thể sẽ là tôi đấy»,  - chị Jang Ji-son nói.

Những ngày tháng dày công chuẩn bị

Cuộc gặp kỳ lạ này được khởi đầu bằng 8 tháng ròng làm việc cật lực để chuẩn bị kỹ lưỡng. Diện mạo của bé Nyon được khôi phục từ video và những bức ảnh chụp trong cuộc đời ngắn ngủi của cô bé. Và những động tác của bé gái đã được ghi lại để tái hiện.

Người phụ nữ còn được cho một lần cuối chạm tay vào con gái yêu. Để làm như vậy, chị đeo đôi găng tay đặc biệt được gọi là hapto. Trên những đốt đầu ngón tay của găng có gắn những mô-đun rung khác nhau tùy thuộc vào việc người dùng chạm vào chỗ nào của nhân bản mô phỏng. Đây là công nghệ cực kỳ đơn giản, nhưng ngay cả việc bắt chước cảm giác như vậy cũng có thể khiến ảo ảnh trở thành thứ gì hiện thực hơn.

Lê Thị Nhật Linh - Sputnik Việt Nam
Vụ sát hại bé Nhật Linh: Kết quả xét nghiệm ADN, chung thân là quá nhẹ

Phải nói luôn rằng những tin đồn xung quanh thí nghiệm của Hàn Quốc không liên quan gì đến công nghệ. Theo quan điểm của các chuyên gia, câu hỏi ở đây thuộc phạm trù «đạo đức và triết học».

Người phụ nữ bất hạnh đã sống trong đau khổ thế nào?

Từ lâu chị đã phải chấp nhận sự mất mát. Còn những người khác sẽ trải nghiệm ra sao sau cuộc gặp gỡ với thân nhân đã lìa trần, nếu mai đây công nghệ «sắp xếp hội ngộ với người cõi âm» trở thành phổ biến?

Các bác sĩ tin chắc rằng: hiện nay chỉ riêng chuyên gia y học có quyền «hồi sinh» bằng kỹ thuật số. Có lẽ điều này sẽ được sử dụng vào mục đích trị liệu trong tình huống con người chìm đắm trong trạng thái đau buồn và không thể thoát ra. Nhưng cuộc giao lưu của hai cõi như vậy cần được thu xếp dưới sự giám sát chặt chẽ của các chuyên gia, không thể để diễn ra tuỳ ý. Để lần cuối trò chuyện và buông bỏ.

Nếu người trần không muốn buông «người cõi âm» thì sao?

Điều gì sẽ xảy ra nếu người sống quyết định ở lại trong thế giới ảo, nơi thậm chí cái chết cũng không hiện hữu? Đúng vậy, ngay cả khi bỏ qua một bên sự hồi sinh của những người thân yêu. Với sự hỗ trợ của công nghệ Thực tế ảo (Virtual Reality - VR), có thể tạo ra mọi sự như bạn muốn, mô phỏng hiện thực lý tưởng. Trong trường hợp như vậy, làm sao để tránh không biến thành một dạng «tù nhân» của cõi ảo?

Một phụ nữ mang thai - Sputnik Việt Nam
Em bé chưa ra đời đã cứu mẹ thoát chết
«Bây giờ chúng ta có hai thực tế. Trước đó từng là sự đụng chạm, và dễ hiểu rằng đó là thật. Nhưng bây giờ thực tế ảo mang lại cảm giác tương tự. Nhưng chúng ta vẫn không biết cách phân vùng. Về tâm lý của chúng ta còn phải học rất nhiều điều», - bà Olga Dobrynina lãnh đạo Trung tâm Công nghệ Tâm lý Thực hành giải thích.

Công nghệ VR đang phát triển tích cực. Với sự giúp đỡ của VR, đã có thể nhìn vào bên trong những bức tranh của các danh họa, dự phần vào những sự kiện lịch sử quá khứ hay ngồi trong buồng lái điều khiển một chiếc máy bay cường kích.

Mức độ nhấn chìm vào thực tế ảo đang ngày càng lớn hơn. Ngay bây giờ đã có những nguyên mẫu trang phục khiến bạn cảm nhận mọi thứ diễn ra trong thế giới ảo. Các chuyên gia thừa nhận rằng hiện thời không được hòa tan hoàn toàn trong đó. Chưa có công nghệ nào cho phép đóng tất cả các giác quan để mở lại khi cần, tránh trường hợp «tấu hoả nhập ma». Nhưng như đang thấy, vấn đề này hẳn sẽ được giải quyết trong tương lai gần.

Bé gái Lê Thị Nhật Linh - Sputnik Việt Nam
Gia đình bé Nhật Linh xin chữ ký kêu gọi tử hình nghi phạm Nhật
«Ảo hoá đã ở trình độ khá. Bước tiếp theo là mùi, đầy đủ cảm quan xúc giác cho phép tin rằng trước mặt bạn là đối tượng khách thể hiện thực sống động. Chúng tôi đang đi theo con đường Full Immersion VR, và mỗi thành tố mới bổ sung thêm khả năng tương tác với nó, cho phép đạt tới môi trường chìm đắm hoàn toàn», - Giám đốc Trung tâm quốc gia về sáng kiến ​​công nghệ ảo, bổ sung thực tế và công nghệ thần kinh trên cơ sở trường ĐHTH Liên bang Viễn Đông Nga (FEFU), ông Alexandr Lukichev nhận xét.

Tuy nhiên, xét theo mọi điều, hiện giờ công nghệ rõ ràng chỉ mang lại lợi ích. Ngay sau «cuộc gặp» con gái, chị Jang Ji-son đã kể lý do tại sao chị đồng ý làm điều đó: hóa ra trong ký ức đau đớn và những giấc mơ vật vã của chị thì bé gái yêu quý không bao giờ mỉm cười. Còn thực tế ảo cuối cùng đã cho phép người mẹ nguôi ngoai vì yên lòng rằng bé Nyon đang hạnh phúc ở cõi khác.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала