Boeing: Hàng không Việt Nam tăng trưởng mạnh nhất Đông Nam Á

© AP Photo / Elaine ThompsonBoeing 737
Boeing 737 - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Hãng Boeing đánh giá Việt Nam là nước có ngành hàng không tăng trưởng mạnh mẽ nhất khu vực Đông Nam Á. Còn Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA) cho rằng, Việt Nam là một trong những thị trường hàng không phát triển nhất toàn cầu trong một thập kỷ trở lại đây.

Boeing: Đông Nam Á sẽ tăng mua máy bay, hàng không Việt tăng mạnh nhất

Các thị trường lớn tại Đông Nam Á như Việt Nam, Thái Lan, Indonesia… sẽ cần 4.500 máy bay mới trong 20 năm tới, với trị giá 710 tỷ USD, Boeing dự đoán.

Tại Triển lãm Hàng không Singapore (Singapore Airshow) được tổ chức vào ngày 12.2, hãng Boeing đã đưa ra dự đoán trong 20 năm tới, các hãng hàng không tại khu vực Đông Nam Á sẽ cần 4.500 máy bay mới, với trị giá 710 tỷ USD. Đóng vai trò chủ chốt trong quá trình tăng trưởng sẽ tiếp tục là dòng máy bay một lối đi.

Boeing 737-8 MAX - Sputnik Việt Nam
Máy bay Boeing không ai cần đến

Sự tăng trưởng này giúp kích thích nhu cầu về dịch vụ hàng không thương mại. Đây là ngành được dự báo sẽ đạt giá trị 785 tỷ USD trong giai đoạn từ năm 2019 đến năm 2038.

“Có ba quốc gia Đông Nam Á bao gồm Việt Nam, Thái Lan và Indonesia nằm trong top 10 quốc gia tăng nhiều ghế ngồi trên máy bay nhất trong ngành hàng không kể từ năm 2010. Trong số ba quốc gia, Việt Nam tăng trưởng mạnh mẽ nhất với gần 15% mỗi năm, theo sau là Thái Lan và Indonesia với tốc độ tăng trưởng đạt 10% tại mỗi quốc gia”, ông Randy Tinseth, Phó Chủ tịch phụ trách Marketing Thương mại tại Boeing cho biết.

Theo đó, Đông Nam Á đã trở thành một trong những thị trường hàng không lớn nhất thế giới do bởi sự gia tăng của tầng lớp trung lưu, thị trường tiếp tục tự do hóa, kết hợp với đà phát triển của ngành du lịch trong và ngoài nước.

Mắc dù loại máy bay một lối đi đang có nhiều ưu thế, thị trường Đông Nam Á cũng sẽ cần thêm một lượng lớn máy bay thân rộng.

Lý do là bởi các hãng hàng không đang đổi mới, hoàn thiện để thích ứng với môi trường kinh doanh phát triển cũng như trước các cơ hội mở thêm các đường bay dài. Trong số những máy bay mới được giao hàng, máy bay thân rộng ước tính sẽ chiếm 19%, cho phép các hãng hàng không Đông Nam Á đáp ứng với các đường bay dài ra quốc tế.

Với tình hình phát triển như hiện nay, ngành hàng không trong khu vực dự báo sẽ cần 182.000 phi công thương mại, thành viên phi hành đoàn và kỹ thuật viên hàng không nhằm đáp ứng nhu cầu điều khiển và bảo dưỡng đội máy bay tại Đông Nam Á.

© AFP 2023 / Mohd FyrolCác vị khách thăm Singapore Airshow 2016.
Boeing: Hàng không Việt Nam tăng trưởng mạnh nhất Đông Nam Á - Sputnik Việt Nam
Các vị khách thăm Singapore Airshow 2016.

Những dự báo về nhu cầu trong khu vực được đưa ra dựa trên dữ liệu kết hợp về số lượng máy bay mới được giao hàng, tỷ lệ máy bay được sử dụng hàng năm, yêu cầu về phi hành đoàn theo khu vực và yêu cầu về quy định pháp lý.

Cũng không thể không kể dến lĩnh vực vận tải hàng hóa bằng đường hàng không. Sau sự sụt giảm vào năm 2019, khối lượng hàng hóa trên toàn cầu được dự báo sẽ hồi phục vào năm 2020 với phần lớn là sản phẩm công nghiệp dạng rắn, đến từ ngành mậu dịch, trao đổi hàng hóa trên toàn cầu.

boeing 747 - Sputnik Việt Nam
Việt Nam sẽ sản xuất dây điện cho Boeing?

Trong tương lai lâu trụ cột của ngành vận tải hàng hóa sẽ là máy bay chở hàng. Trong 20 năm tới, thị trường ước tính sẽ cần thêm 1.040 máy bay chở hàng mới và 1.780 máy bay chuyển đổi thành máy bay chở hàng.

Trên phạm vi toàn cầu, Boeing dự báo trong 20 năm tới, nhu cầu về máy bay thương mại mới sẽ đạt 44.040 chiếc với trị giá 6,8 nghìn tỷ USD, nhu cầu dịch vụ hậu mãi sẽ có tổng trị giá đến 9,1 nghìn tỷ USD.

Đáng chú ý, theo đánh giá của Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA), Việt Nam là một trong những thị trường hàng không phát triển nhất toàn cầu trong một thập kỷ trở lại đây với sự tăng trưởng doanh thu trung bình là 17,4%, cao hơn 2 lần so với mức 7,9% của toàn châu Á.

Tính đến nay, thị trường hàng không nội có sự tham gia của 5 hãng hàng không gồm Vietnam Airlines, Viejet, Jetstar, Vasco và Bamboo Airways.

Hàng không Việt Nam mất 10.000 tỷ đồng vì dịch coronavirus

Dù tăng trưởng mạnh mẽ là vậy, nhưng trước các ảnh hưởng từ dịch viêm phổi cấp do virus corona gây ra, ngành hàng không Việt Nam ước tính mất 400.000 khách một tháng, với khoảng 10.000 tỷ đồng thiệt hại ban đầu do phải dừng các chặng bay đến Trung Quốc.

Vietnam Airlines - Sputnik Việt Nam
Hàng không Việt Nam ngừng toàn bộ chuyến bay đến Trung Quốc

Trong báo cáo của Bộ Giao thông Vận tải gửi văn phòng Chính phủ, việc dừng khai thác các chặng bay đến Trung Quốc đã khiến các hãng hàng không chiu thiệt hại lớn. Lý do là bởi thị trường đông dân nhất thế giới láng giềng chiếm đến 26,1% tổng sản lượng vận chuyển quốc tế. Các hãng hàng không mất khoảng 400.000 khách một tháng, cùng một lượng lớn khách này cho các chuyến bay nội địa.

Bên cạnh đó, các hãng bay còn tốn thêm chi phí vì việc hoàn trả, hủy vé cho khách đã đặt chỗ, vệ sinh phòng dịch... Theo ước tính, thiệt hại ban đầu với các doanh nghiệp hàng không chạm ngưỡng 10.000 tỷ đồng.

Theo thống kê từ ngày 1-7.2, sau một tuần dừng khai thác thị trường Trung Quốc ngay cao điểm trong và sau Tết Nguyên đán, tổng thị trường vận chuyển hàng không Việt Nam đạt 1,95 triệu khách, giảm 4,5% so với cùng kỳ năm 2019. Sản lượng vận chuyển của các hãng hàng không Việt chỉ đạt 1,06 triệu khách (giảm 4%), trong đó vận chuyển quốc tế giảm 28% so với cùng kỳ năm ngoái.

“Sơ bộ cho thấy thiệt hại ban đầu của việc dừng các đường bay này của các hãng hàng không Việt Nam lên tới khoảng hơn 10 nghìn tỷ đồng”, Cục Hàng không Việt Nam cho biết.

Bên cạnh các doanh nghiệp hàng không, nhiều đơn vị khác trong ngành như Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) và Tổng công ty Quản lý bay (VATM) cũng chịu tác động tiêu cực. Việc sụt giảm 640 chuyến bay thường lệ và không thường lệ giữa Việt Nam và Trung Quốc khiến kế hoạch doanh thu của hai doanh nghiệp trên bị ảnh hưởng.

Trong một động thái liên quan, nhằm hỗ trợ, tạo điều kiện cho các hãng hàng không duy trì hoạt động khai thác, vượt qua khó khăn trong gian đoạn này, Cục Hàng không Việt Nam đã kiến nghị Bộ GTVT báo cáo Thủ tướng Chính phủ cho phép thực hiện cơ chế giảm giá dịch vụ hàng không do nhà nước quản lý (giá dịch vụ điều hành bay đi/đến, hạ cất cánh) cũng như chỉ đạo các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hàng không có các biện pháp giảm giá, phí do doanh nghiệp quyết định cho các hãng hàng không Việt Nam.

Từ ngày 1/1/2019, Bamboo Airways khai thác các chặng khứ hồi Hà Nội – TP. HCM bằng Boeing 787-9 Dreamliner - Sputnik Việt Nam
Bamboo Airways muốn chia lại thị phần hàng không Việt Nam
Cơ quan này cũng khuyến khích các hãng hàng không và các nhà cung cấp dịch vụ hàng không  như ACV, VATM chủ động thảo luận, hiệp thương để điều chỉnh các mức giá dịch vụ cũng như giãn tiến độ thanh toán giá dịch vụ phù hợp.

Ngoài ra, theo báo cáo, Bộ Giao thông Vận tải đã đưa ra 3 kịch bản cho thị trường cho đến khi Trung Quốc hết dịch. Với kịch bản tốt nhất là Trung Quốc có thể dập dịch vào tháng 4 năm 2020, hàng không Việt Nam vẫn có thể đạt mức tăng trưởng dương 2,1% với tổng thị trường là 80 triệu hành khách và 119 triệu lượt khách qua cảng hàng không.

Trong khi đó, 2 kịch bản còn lại đều có mức tăng trưởng âm. Nếu phải đợi đến tháng 6 Trung Quốc mới công bố hết dịch, tổng thị trường hàng không ước tính chỉ đạt 74,6 triệu khách, giảm 5,7% và lượng khách qua các cảng hàng không đạt 111,6 triệu lượt, giảm 4,2% so với năm ngoái. Trong trường hợp đến tháng 8 mới dập được dịch, thị trường dự kiến mất đến 17,2% và lượng khách qua các cảng chỉ còn khoảng 98,5 triệu lượt, giảm 15,5%.

Trước mắt, Bộ Giao thông Vận tải sẽ nghiên cứu việc thực hiện cơ chế giảm giá đối với dịch vụ hàng không do nhà nước quản lý như điều hành bay đi - đến, cất hạ cánh, trình Thủ tướng xem xét, quyết định.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала