Việt Nam sẽ sản xuất dây điện cho Boeing?

© Sputnik / Maxim Blinov / Chuyển đến kho ảnhboeing 747
boeing 747 - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Một nhà máy chuyên sản xuất dây điện cung cấp cho hãng máy bay Boeing có thể sẽ được thành lập trong thời gian tới.

Thông tin trên được ông Eugene Kim, Chủ tịch Công ty Huneed Technologies, đối tác và nhà cung cấp chiến lược của Boeing cho biết trong cuộc trao đổi với lãnh đạo TPHCM ngày 27/11 và được Thời báo Kinh tế Sài Gòn dẫn lại.

Máy bay Boeing 747-400 của hãng hàng không Transaero  sơn màu lông hổ trong đề án Chuyến bay lông vằn. - Sputnik Việt Nam
Việt Nam tăng cường hợp tác với Boeing, củng cố quan hệ với Mỹ
Ông Eugene Kim cho hay, hiện công ty ông tham gia một cuộc thi cung cấp thiết bị cho hãng máy bay Boeing và nếu thắng trong cuộc thi này công ty sẽ có chiến lược mở rộng sản xuất và TP.HCM được lựa chọn để đặt nhà máy.

Cũng trong ngày 27/11, ông đã có chuyến thị sát khu công nghệ cao TPHCM, nơi ông tính sẽ mở nhà máy trong thời gian tới nếu thắng trong cuộc thi này.

Nói về lý do tại sao lại mở nhà máy sản xuất dây điện cung cấp cho tập đoàn Boeing tại TP.HCM ông Eugene Kim cho hay, hiện tại hãng máy bay Vietjet Air đã có kế hoạch mua 100 máy bay Boeing. Mà theo Boeing thì hãng máy bay tại nước sở tại nào đặt mua nhiều máy bay của mình sẽ ưu tiên mở nhà máy tại nước đó.

Thứ nhất để tiện cung cấp thiết bị thứ hai để tạo công việc làm cho lao động nước sở tại.

Nếu thông tin trên trở thành hiện thực, Việt Nam sẽ tham gia ngày càng nhiều vào việc cung cấp linh kiện, thiết bị cho Boeing cũng như một số hãng sản xuất máy bay lớn khác trên thế giới. Đây là điều đáng hoan nghênh vì nó sẽ góp phần tạo công ăn việc làm cho lao động Việt Nam.

Airbus A380 - Sputnik Việt Nam
Việt Nam tan “giấc mơ hoa” với Boeing và Airbus
Tuy nhiên, có lẽ Việt Nam không nên kỳ vọng quá vào việc này bởi như nhiều chuyên gia đã khẳng định, để từ đây có thể tham gia được vào chuỗi cung ứng toàn cầu thì Việt Nam còn rất xa.

Những thiết bị, linh kiện sản xuất tại những nhà máy nói trên có thể được đóng dấu Made in Vietnam nhưng đó chỉ là gia công.

Thậm chí, Việt Nam phải làm theo quy trình của doanh nghiệp nước ngoài, dưới sự chỉ đạo của họ và họ kiểm tra, cuối cùng doanh nghiệp ngoại nhận được phần lớn giá trị gia tăng, còn Việt Nam chỉ được rất ít.

Cái Việt Nam nhận được lớn nhất là giải quyết được vấn đề công ăn việc làm cho một bộ phận lao động, lao động được học hỏi, làm quen với công nghệ cao và tích lũy dần theo thời gian để nâng cao trình độ của mình lên.

 

Nguồn: Báo Đất Việt

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала