Theo Chủ tịch Liên minh Nông nghiệp Quốc gia, đối với nước Anh hiện đại, cuộc vận động hành lang chống thịt là một vấn đề còn lớn hơn so với Brexit.
Đòn trả đũa chống giới thuần chay
Nông dân Anh "đánh trả" những người ủng hộ thuần chay bằng cách phổ biến kết quả của một nghiên cứu, theo đó đậu phụ có hại cho hành tinh hơn hầu hết các loại thịt.
Theo Times, tại hội nghị ở London, Liên minh Nông nghiệp Quốc gia đã nhường lời cho các nhà khoa học và đại diện cộng đồng hàn lâm, những người cho rằng chế độ ăn không có thịt là thiếu lành mạnh, làm tăng lượng khí thải carbon dioxide và có hại cho hệ sinh thái.
Cụ thể, một trong những diễn giả tham gia hội thảo, ông Graeme McCulliff thuộc Viện nghiên cứu Rotamsted đã nói về công trình chưa được công bố của ông, tuyên bố rằng đậu phụ, sản phẩm protein thực vật có nguồn gốc từ đậu nành, có tác động bất lợi hơn đối với biến đổi khí hậu so với thịt cừu, lợn và gà.
Như ông McCulliff giải thích, khái niệm truyền thống về thịt như một sản phẩm độc hại hơn, đã không xét đến thực tế là cơ thể con người khó hấp thụ protein có nguồn gốc thực vật hơn, điều đó có nghĩa là những người không ăn thịt phải ăn nhiều hơn. Theo nhà khoa học, để sản xuất đậu phụ, đòi hỏi phải giải phóng khí nhà kính nhiều hơn so với sản xuất hầu hết các loại thịt.
Nguy hiểm hơn cả Brexit
Theo ông Minett Butters, Chủ tịch Liên minh Nông nghiệp Quốc gia, vận động hành lang chống ăn thịt là một vấn đề còn lớn hơn cả Brexit, và sự phổ biến chủ nghĩa thuần chay gây bất lợi cho sức khỏe tinh thần của nông dân.
“Chúng tôi muốn thúc đẩy mọi người tham gia tích cực hơn, chứ không chỉ cho rằng có thể kiểm tra sự thay đổi khí hậu bằng cách ăn loại thức ăn thuần chay”, - ông But Butters nói.
Theo Times, tại hội nghị, một người nông dân đã chỉ trích nam diễn viên Joaquin Phoenix vì đã quảng bá cho chủ đề bảo vệ quyền động vật tại lễ trao giải Oscar. Ngược lại, Butters đã bác bỏ ý tưởng giảm chăn nuôi để hoàn thành mục tiêu trồng cây của chính phủ. Đồng thời, Butters cho rằng một số nông dân có thể từ chối chăn nuôi gia súc hoặc nông sản để tạo ra các “trang trại carbon”, nhận được tài trợ từ các công ty muốn giảm lượng khí thải.