«Tôi là người sáng lập công ty trên thực tế», một người gắn bó với Conviasa trong 14 năm nói với Sputnik. Hãng vận tải và công nghiệp hàng không Venezuela (tên đầy đủ là Conviasa) xuất hiện năm 2004 và thay thế hiệp hội Viasa, ngừng tồn tại vào năm 1997. Mục tiêu của doanh nghiệp mới là để xuất hiện trở lại hãng hàng không quốc gia Venezuela.
Lệnh trừng phạt của Mỹ là một đòn tấn công lớn đối với doanh nghiệp có 2104 nhân viên làm việc trên toàn quốc.
«Hiện giờ trong công ty có bầu không khí lo lắng và không chắc chắn, nhưng chúng tôi sẽ không đầu hàng. Conviasa sẽ tiếp tục tồn tại», - người nhân viên tin tưởng.
Chế tài ảnh hưởng đến cuộc sống của họ. Họ tin rằng các biện pháp trừng phạt mới không nhằm vào chính phủ của Nicolas Maduro, mà chống lại cá nhân họ - những người làm việc nuôi sống gia đình mình.
«Công ty nhận ra khả năng của tôi và giao cho trách nhiệm. Nhờ làm việc ở đây, tôi có thể phát triển sự nghiệp và đến thăm các quốc gia như Tây Ban Nha, Peru, Argentina, cũng như một số đảo Caribbean», - một trong những nhân viên cho biết.
Đồng nghiệp của anh mô tả tình trạng lo lắng bất ổn trong công ty từ bình diện thông tin:
«Nhiều đồng nghiệp liên tục hỏi những chuyện gì sẽ xảy ra tiếp theo, nhưng tôi không có câu trả lời. Lãnh đạo tổ chức các cuộc họp mỗi ngày, phát triển chiến lược mới, nhưng hiện tại chúng tôi không biết điều gì đang chờ đợi. Đôi khi tương lai đang trở thành vấn đề thực sự gây áp lực với tôi» .
Conviasa hoạt động như thế nào?
Cuộc họp kín của nhân viên công ty đã được tổ chức vào ngày 14 tháng 2, tại đó họ được cho biết các biện pháp mà ban quản lý hãng hàng không sẽ thực hiện để lệnh trừng phạt ảnh hưởng ít nhất đến công việc của họ.
Người đứng đầu công ty, Ramón Velásquez, tuyên bố sẽ không có một nhân viên nào bị sa thải, và Conviasa sẽ tiếp tục các chuyến bay và không hủy chuyến. Ông cũng nhắc đến việc đội máy bay của hãng hàng không có Airbus 340-200 (do châu Âu sản xuất) có thể bay tới 14 giờ đến các quốc gia khác nhau trong khu vực và không cần phải tiếp nhiên liệu.
#12Feb Nuestro Airbus 340-200 "Libertador Simón Bolívar" rumbo a Perú a buscar un nuevo grupo de repatriados, las alas de Venezuela siguen surcando los cielos de mundo pic.twitter.com/mlxFDK3Bgs
— Ramón Celestino Velásquez Araguayán (@rvaraguayan) February 12, 2020
Người ta chờ đội một phản ứng như vậy từ một công ty muốn chống lại các lệnh cấm của Mỹ. Tuy nhiên, lãnh đạo Conviasa đã tập hợp nhân viên để giải thích chi tiết hơn về tương lai «không rõ ràng» sẽ như thế nào kể từ thời điểm đó.
«Một số biện pháp sẽ được áp dụng để phá vỡ lệnh trừng phạt và công ty sẽ tiếp tục hoạt động», - nhân viên công ty giải thích.
Những biện pháp này, cho đến nay vẫn là bí mật, «nhằm mục đích tăng cường hợp tác hiện có, cũng như ký kết các thỏa thuận mới với các quốc gia và tổ chức hỗ trợ Conviasa», ông nói thêm, đồng thời nhắc lại các quyết định này cho đến nay vẫn được giữ bí mật.
Có vẻ như Venezuela sẽ cố gắng đối phó với cuộc khủng hoảng hàng không thông qua các thỏa thuận mới với các quốc gia có truyền thống ủng hộ chính phủ Maduro, Nga và Trung Quốc. Đây không phải là lần đầu tiên điều này được thực hiện. Các nước này đã giúp Venezuela giảm thiểu hậu quả của việc phong tỏa dầu mỏ mà Hoa Kỳ đang theo đuổi chống lại quốc gia Nam Mỹ.
Sự giúp đỡ của Nga
Gần đây nhất, Hoa Kỳ áp đặt lệnh trừng phạt đối với công ty dầu mỏ nhà nước Nga Rosneft vì trở thành nhà trung gian chính trong việc bán và vận chuyển dầu thô Venezuela: công ty gửi hàng cho khách hàng Trung Quốc, Ấn Độ và thậm chí ở chính trên đất Hoa Kỳ. Rosneft cũng là một trung gian trong buôn bán vàng của Venezuela, và hiện giờ vẫn chưa biết điều gì sẽ thay đổi sau khi chế tài mới bất ngờ áp dụng với chi nhánh Thụy Sĩ của công ty Nga vì mối liên hệ với chính phủ Maduro.
Trước khi áp dụng các biện pháp trừng phạt đơn phương này, không chỉ Nga mà cả Venezuela cũng có lợi: nước này có cơ hội đưa nguyên liệu thô ra thị trường quốc tế, bất chấp các hạn chế đối với ngành dầu mỏ Venezuela vào tháng 1 năm 2019 của chính phủ Trump.
Cho đến thời điểm hiện tại, Rosneft tuyên bố rằng không vi phạm lệnh trừng phạt, vì họ đã nhận dầu theo các thỏa thuận được ký để trả các khoản nợ khổng lồ của Venezuela cho Nga, và chúng tồn tại trước khi lệnh cấm vận được đưa ra.
Vài ngày sau khi lệnh cấm vận chống Conviasa được công bố, Maduro tuyên bố thành lập Công ty Hàng không Quốc gia (EANSA), với nhiệm vụ chính là sản xuất máy bay trên lãnh thổ Venezuela. Công ty cũng sẽ sản xuất phụ tùng, giúp quốc gia độc lập hơn nhiều trong việc bảo dưỡng máy bay.
Hiện giờ tình hình như sau: các biện pháp chế tài có thể áp dụng với bất kỳ công ty nào bảo trì máy bay cho Venezuela, bán nhiên liệu hoặc ký hợp đồng bảo hiểm. Các nhà điều hành tour du lịch cung cấp dịch vụ cho đội máy thuộc diện trừng phạt cũng sẽ rơi vào tình trạng nguy hiểm, và không quốc gia nào có thể đề xuất các dịch vụ cơ bản tại sân bay của mình, như cho thuê nhà chứa máy bay, bơm nhiên liệu, kiểm tra kỹ thuật, lắp đặt phụ tùng thay thế.
Đây chính xác là những gì được trình bày trong thông điệp chính thức của Chính phủ Hoa Kỳ: «tất cả tài sản của công ty Conviasa, nằm tại Hoa Kỳ hoặc ở trong lãnh thổ nước này, sẽ bị đóng băng. Điều tương tự cũng sẽ xảy ra đối với tài sản của tất cả những ai sẽ cung cấp hỗ trợ tài chính, vật chất hoặc kỹ thuật cho Conviasa và máy bay của công ty».
«Không thể cấm máy bay Venezuela hạ cánh tại sân bay của những quốc gia nơi tuyến bay của họ hoạt động. Vấn đề là họ sẽ không thể nhậnn được bất kỳ hỗ trợ kỹ thuật nào, - chuyên gia kinh tế Venezuela Toni Boza giải thích với Sputnik. - Tôi không nghĩ rằng các chuyến bay quốc tế của hãng hàng không này sẽ dừng, nhưng số lượng chuyến bay sẽ giảm. Conviasa cần các chuyến bay quốc tế, vì chúng có giá trị bằng ngoại tệ, và mang lại cho công ty lợi nhuận cần thiết để tiếp tục hoạt động. Hiển nhiên, đây là một đòn giáng mạnh vào tài chính của công ty».
Conviasa hiện có 21 tuyến bay, và đã có kế hoạch vào năm 2020 để tăng lên 37 tuyến, bao gồm Mexico, Ý và Iran. Bây giờ kế hoạch này trở nên không chắc chắn, bất chấp tuyên bố của nhân viên và người đứng đầu hãng hàng không cho rằng các tuyến quốc tế có thể được duy trì.
Người ta cũng không biết điều gì sẽ xảy ra với các chuyến bay quốc tế đã bán vé. Dữ liệu do công ty công bố cho thấy lệnh trừng phạt sẽ ảnh hưởng đến 6314 hành khách. Bất chấp tất cả, Conviasa vẫn tiếp tục quảng cáo các chuyến đi du lịch nước ngoài trên mạng xã hội của mình.
Cho đến hôm nay, lợi nhuận của công ty là 4 triệu đô la mỗi tháng, như công ty khẳng định. Vẫn chưa tính được công ty sẽ mất bao nhiêu tiền sau quyết định của Hoa Kỳ.
Còn vấn đề an toàn cho hành khách thì sao?
Bộ Ngoại giao Venezuela tuyên bố những hạn chế không ảnh hưởng đến chương trình «Trở về quê hương», do chính phủ phát triển, để giúp những người ở nước ngoài muốn bay về nước nhưng không có phương tiện tài chính để trở về.
Kể từ ngày 7 tháng 2, sau khi lệnh trừng phạt chống lại Conviasa được công bố, 3 chuyến bay đã được thực hiện theo chương trình này. Hủy bỏ các tuyến bay này có nghĩa là hàng ngàn người di cư sẽ hối hận về quyết định bán tất cả những gì họ có, bỏ lại cuộc sống và rơi vào một cuộc phiêu lưu, vào tình huống không phải là điều họ hy vọng. Chỉ riêng ở Peru, danh sách chờ đợi liệt kê 5000 người Venezuela muốn trở về nước, nhưng không thể làm điều đó bằng chi phí của mình.
Đây là vấn đề tranh luận. Hiệp hội hoa tiêu quốc gia Venezuela (ANP), trong bài bình luận cho Sputnik, tuyên bố việc bay trên các tuyến mà không thể đảm bảo an toàn cho hành khách 100%, là sự “ thiếu trách nhiệm”. Một phi công ẩn danh, có 40 năm kinh nghiệm làm việc và hơn 30 nghìn giờ bay, nói ông «sẽ không bay trên máy bay của một hãng hàng không rơi vào vòng trừng phạt».
«Tôi sẽ không mạo hiểm trong tình huống có nguy cơ hỏng hóc giữa chuyến bay và không ai có thể giúp tôi sửa chữa », - ông giải thích.
Điều đáng nhắc lại là những gì đề cập trong bản báo cáo, được chuẩn bị vào năm 2005 cho Tổ chức Hàng không Dân dụng Quốc tế (cơ quan LHQ), nói về các biện pháp trừng phạt của Mỹ đối với Iran.
Theo bản báo cáo, "các lệnh trừng phạt của Hoa Kỳ đối với Cộng hòa Hồi giáo Iran đã ảnh hưởng xấu đến an toàn hàng không dân dụng". Sau đó trong văn bản là những con số đáng báo động. Hơn hai trăm vụ tai nạn liên quan đến máy bay Iran, dẫn đến cái chết của hơn hai nghìn người trong hai thập kỷ cuối thế kỷ 20 và đầu thế kỷ 21. Theo tài liệu khẳng định, khả năng một hành khách chết trong máy bay của Iran cao gấp 100 lần so với những hãng hàng không lớn nhất thế giới . Một sự thật tàn khốc và đáng báo động.
Điều gì sẽ xảy ra với nhân viên?
Các nhân viên Conviasa đồng thanh nói họ sẽ cố gắng hết sức duy trì hoạt động của công ty, doanh nghiệp đang cung cấp cho họ sinh kế. Tiền lương, được chi trả bằng tiền quốc gia bolivar, không đủ chi trả do mất giá và lạm phát gia tăng ở nước này. Tuy nhiên như với hầu hết các doanh nghiệp nhà nước ở Venezuela, nhân viên nhận những khoản trợ cấp mà công ty cung cấp bù đắp cho mức lương thấp.
Nhân viên hàng không được giảm giá khi mua đồ dùng học tập cho con cái, giảm giá vé phương tiện di chuyển, nhà trẻ, thuốc men, thanh toán thêm tiền mặt, giỏ đồ ăn hàng tháng được trợ cấp (việc khó khăn mua thực phẩm do giá cả đắt đỏ là một trong những vấn đề chính mà người Venezuela phải “chạm trán” hàng ngày).