Đà Nẵng đưa 18 khách Hàn Quốc về nước, ca nhiễm virus corona cuối cùng của Việt Nam ra viện

© Ảnh : Nguyễn Dũng – TTXVNKhu vực đo thân nhiệt và kiểm tra y tế đối với hành khách quốc tế đến sân bay Cam Ranh (Khánh Hoà).
Khu vực đo thân nhiệt và kiểm tra y tế đối với hành khách quốc tế đến sân bay Cam Ranh (Khánh Hoà). - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Đà Nẵng phối hợp Vietjet Air đưa 18 du khách từ tâm dịch Daegu, Hàn Quốc về nước. Hashtag apologizetovietnam và KoreansStopLying lọt top trending sau khi số du khách Hàn Quốc cho rằng bị ngược đãi ở Việt Nam.

Bệnh nhân người Vĩnh Phúc nhiễm virus corona chủng mới (Covid-19) thứ 16 của Việt Nam đã khỏi bệnh và được xuất viện. Tính đến 11h ngày 26.2 Việt Nam đã không còn bệnh nhân nhiễm chủng mới virus corona. 16/16 ca nhiễm SARS-CoV-2 của Việt Nam đã được chữa khỏi và xuất viện.

Vĩnh Phúc: Bệnh nhân cuối cùng mắc Covid-19 được xuất viện

Sáng 26.2, bệnh nhân cuối cùng từng được xác nhận nhiễm virus corona chủng mới (Covid-19) điều trị tại Phòng khám Đa khoa Quang Hà, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc đã được xuất viện. Tính đến thời điểm này, 16/16 ca nhiễm coronavirus chủng mới (SARS-CoV-2) của Việt Nam đều đã khỏi bệnh hoàn toàn và xuất viện.

Bệnh nhân N.V.V, 50 tuổi, cư trú tại xã Sơn Lôi, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc. Đây là bố đẻ của nữ bệnh nhân Nguyễn Thị Dự, một trong 8 công nhân Công ty TNHH Nihon Plast Nhật Bản trở về từ Vũ Hán và được xác định dương tính với Covid-19 từ ngày 30.1.2020 vừa qua.

© Ảnh : Hoàng Hùng -TTXVNÔng Nguyễn Văn V, 50 tuổi, đã có kết quả xét nghiệm âm tính lần 2 (ngày 24/2) và được tuyên bố khỏi bệnh.
Đà Nẵng đưa 18 khách Hàn Quốc về nước, ca nhiễm virus corona cuối cùng của Việt Nam ra viện - Sputnik Việt Nam
Ông Nguyễn Văn V, 50 tuổi, đã có kết quả xét nghiệm âm tính lần 2 (ngày 24/2) và được tuyên bố khỏi bệnh.

Bộ Y tế cho biết, nam bệnh nhân được xét nghiệm Covid-19 cho kết quả âm tính và được cách ly tập trung 4 ngày.

Ngày 11.2.2020, người bệnh vẫn bị ho ít, chảy nước mũi tuy nhiên không sốt. Các bác sĩ đã tiến hành lấy mẫu xét nghiệm Covid-19.

Sang ngày 12.2, bệnh nhân được xác định dương tính với chủng mới virus corona và được điều trị tại Phòng khám Đa khoa Quang Hà, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc. Sau đợt điều trị liên tục kéo dài 15 ngày, ông N.V.V đã không còn sốt, ho, không bị khó thở và thể trạng, sức khỏe ổn định.

Kĩ thuật viên chuẩn bị chụp X quang cho bệnh nhân tại khu vực cách ly đặc biệt. - Sputnik Việt Nam
Việt Nam chữa khỏi Covid-19 cho 16 bệnh nhân như thế nào?
Bệnh nhân được xét nghiệm lại âm tính lần thứ nhất ngày 23.02.2020, âm tính lần 2 ngày 24.02.2020 và âm tính lần 3 ngày 25.02.2020. Hiện tại bệnh nhân sức khỏe ổn định, không sốt, không ho, thể trạng tốt.

Ông N.V.V chia sẻ cho hay, vào viện cách ly 14 ngày, những ngày đầu hơi mệt, đau mỏi người, những ngày sau khỏe hơn. Hiện bệnh nhân đã khỏe mạnh để về nhà, tuy nhiên, ông V quyết định sẽ ở lại viện theo dõi thêm vài ngày nữa để tuân thủ nguyên tắc chung phòng chống dịch mà Bộ Y tế quy định.

Phát biểu trong ngày công bố được ra viện, nam bệnh nhân chia sẻ bày tỏ sự cảm ơn đối với cán bộ y tế, bác sĩ y sĩ đã chăm sóc cứu chữa cho mình.

“Tôi muốn gửi lời cảm ơn tới tập thể các y, bác sĩ của Phòng khám Đa khoa Quang Hà. Hôm nay được thông báo khỏi bệnh và ra viện, tôi rất vui mừng và rất nhớ nhà, muốn trở về với vợ con. Tôi cũng chỉ mong cộng đồng đừng kỳ thị với tôi và những người đã mắc bệnh Covid-19”, ông N.V.V nói.

Phó Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh (Bộ Y tế), ông Nguyễn Trọng Khoa bày tỏ vui mừng vì tất cả bệnh nhân đã ra viện. Ông Khoa cho biết, ông N.V.V là bệnh nhân nhiễm Covid-19 cuối cùng trong 11 người ở Vĩnh Phúc và là ca thứ 16 cả nước đã được ra viện.

“Thời điểm này kết thúc quá trình điều trị các bệnh nhân dương tính nhưng vẫn phải tiếp tục theo dõi các trường hợp nghi ngờ nhiễm virus”, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh (Bộ Y tế) nhấn mạnh.

Tại Việt Nam, theo Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam, Bộ Y tế tính đến 8h30 ngày 26.2 chỉ ghi nhận 16 trường hợp nhiễm chủng mới virus corona (Covid-19). Trong suốt 13 ngày qua ( kể từ 13.2.2020) không ghi nhận trường hợp mắc mới.

Toàn bộ 16 ca nhiễm chủng mới virus corona đã được chữa khỏi, số trường hợp nghi ngờ đang theo dõi, cách ly là 31. Như vậy, chỉ sau một ngày, nước ta đã tăng 30 ca nghi ngờ mắc mới. Tuy nhiên, con số này không thay đổi nhiều so với mức của một tuần trước đó.

Theo Bộ Y tế, trường hợp nghi ngờ nhiễm virus corona phải là người đến vùng nguy cơ, tiếp xúc với các đối tượng mắc bệnh và có triệu chứng nghi ngờ (các triệu chứng liên quan đến hô hấp như sốt, ho, khó thở) còn trong thời gian ủ bệnh.

Tổng số người có tiếp xúc gần và đi về từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe là 5.675. Tổng số mẫu đã xét nghiệm là 1.320 mẫu, trong đó số mẫu âm tính là 1.304.

Theo Sở Y tế thành phố Hà Nội, hiện trên địa bàn thủ đô có 1 trường hợp nghi ngờ mắc Covid-19 ở Đông Anh. Đồng thời, sau khi cộng dồn thành phố có 544 trường hợp tiếp xúc gần với người nhiễm Covid-19, trong đó, 23 người đến từ vùng dịch Hàn Quốc cần giám sát y tế. Số người được cách ly tập trung tại trường quân sự Sơn Tây là 144. Bệnh viện Công an thành phố cũng đang theo dõi tập trung 113 người (tăng 11 ca so với ngày trước đó).

Trước đó, ngày 25.2.2020, cơ sở cách ly tập trung của tỉnh Vĩnh Phúc được lập tại Trung đoàn 834 (Bộ Chỉ Huy Quân sự tỉnh Vĩnh Phúc) đã bàn giao về các địa phương 82 công dân đã qua thời gian cách ly tập trung để về với gia đình. Đây là những người có tiếp xúc gần với các bệnh nhân có kết quả dương tính với virus SARS-CoV-2 và được cách ly phòng dịch.

Đà Nẵng phối hợp Vietjet Air tiễn khách Hàn Quốc về nước

Theo cơ sở nguyện vọng của các du khách cùng với đề xuất của Tổng Lãnh sự Hàn Quốc tại Đà Nẵng, lúc 23h55 tối 25.2, Cảng Vụ Hàng không miền Trung, Hãng Hàng không Vietjet Air, Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng đã phối hợp với các sở ngành, đơn vị liên quan tiến hành tiễn đoàn khách người Hàn Quốc ra sân bay về nước.

Được biết, tất cả 20 du khách Hàn Quốc đến Đà Nẵng hôm 24.2 đều đến từ vùng dịch Covid-19. 18 người trong số họ có nguyện vọng muốn trở về quê nhà. Còn lại 2 du khách muốn ở lại Đà Nẵng và chấp nhận thực hiện biện pháp cách ly theo quy trình phòng chống dịch bệnh nhóm A do Bộ Y tế ban hành.

Kĩ thuật viên Nguyễn Thị Hằng, Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Vĩnh Phúc kiểm tra mẫu xét nghiệm tại Phòng khám Đa khoa khu vực Quang Hà.  - Sputnik Việt Nam
Việt Nam đã có phương pháp chống dịch Covid-19

Toàn bộ hành khách trở về nước đều được kiểm tra đảm bảo đủ điều kiện sức khỏe, y tế cho chuyến bay. Chuyến bay chở các hành khách Hàn Quốc từ Đà Nẵng đi Incheon (Seoul, Hàn Quốc) được thực hiện theo đúng chuẩn mực quốc tế, tuân thủ tuyệt đối các tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế đặt ra.

Để thể hiện tinh thần hiếu khách của thành phố Đà Nẵng và nhân dân Việt Nam, tổ bay trên chuyến bay đặc biệt này gồm những phi công, tiếp viên người Việt Nam và Hàn Quốc, để hành khách được trải nghiệm cảm giác gần gũi hơn với những người đồng hương.

Có mặt tại sân bay để tiễn đoàn du khách có đại diện UBND Thành phố Đà Nẵng và Tổng lãnh sự quán Hàn Quốc tại Đà Nẵng. Tổng lãnh sự Hàn Quốc Ahn Minsik cũng gửi lời cảm ơn Chính phủ Việt Nam, UBND TP. Đà Nẵng, hãng hàng không Vietjet và các đơn vị liên quan đã hỗ trợ công dân Hàn Quốc trở về quê hương.

Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng Huỳnh Đức Thơ gửi thư xin lỗi tới những hành khách Hàn Quốc vì sự bất tiện vừa qua. Trong thư, ông Thơ cũng bày tỏ mong muốn được tiếp đón họ trở lại với thành phố an toàn, hiếu khách, thành phố đáng sống của Việt Nam trong thời gian thích hợp.

Trong khi đó, bà Trương Thị Hồng Hạnh, Giám đốc sở Du lịch Đà Nẵng, cũng đã gửi lời cảm ơn tới tất cả hành khách Hàn Quốc đã tin tưởng lựa chọn Đà Nẵng làm điểm đến du lịch trong suốt thời gian qua.

Khoa truyền nhiễm là khu điều trị riêng biệt cho các trường hợp nghi ngờ nhiễm COVID-19 tại bệnh viện đa khoa tỉnh Lạng Sơn. - Sputnik Việt Nam
Họp báo vụ nữ sinh lớp 12 tử vong từng bị nghi nhiễm COVID-19

Giám đốc BV Phổi Đà Nẵng, bác sĩ Lê Thành Phúc, cho biết có 2 người Hàn Quốc xin ở lại Đà Nẵng và thực hiện cách ly theo quy định của Bộ Y tế. Bệnh viện sẽ đảm bảo việc cung cấp thực phẩm và chăm sóc y tế chu đáo 2 du khách này:

“Chúng tôi thực hiện cách ly rất chuẩn là đưa vào cách ly, theo dõi xét nghiệm, theo dõi các triệu chứng hàng ngày theo quy định”, bác sĩ Phúc thông tin.

Từ 13h30 phút chiều 25.2 đến 8h sáng 26.2, thành phố Đà Nẵng ghi nhận 4 trường hợp người Việt Nam nghi nhiễm Covid-19. Hiện tại, trên địa bàn thành phố còn 12 trường hợp đang cách ly tại Bệnh viện Phổi Đà Nẵng và Bệnh viện 199 Bộ Công an. Tổng cộng, đã có 118 mẫu xét nghiệm âm tính với Covid -19, không có ca nào dương tính.

Việt Nam không ngược đãi du khách Hàn Quốc

Liên quan đến vụ việc Đà Nẵng yêu cầu cách ly các du khách Hàn Quốc nhập cảnh ngày 24.2 từ vùng tâm dịch Daegu theo quy định của Bộ Y tế nhằm đảm bảo tránh nguy cơ lây lan dịch bệnh ra cộng đồng, đã xuất hiện thông tin 20 du khách Hàn Quốc cho rằng mình bị ngược đãi khi bị buộc phải cách ly ở Việt Nam.

Trước đó vào lúc 10h30 sáng ngày 24.2, chuyến bay mang số hiệu VJ871 từ Daegu (Hàn Quốc) đến Sân bay Quốc tế Đà Nẵng lúc 10 giờ 43 phút ngày 24.2.. Cơ quan chức năng đã tiến hành phân loại hành khách ngay từ chân máy bay. Trong số đó có 58 người Việt Nam, 2 người đến từ Thái Lan và 20 người Hàn Quốc. Nhóm người nước ngoài sau đó được đưa đến Bệnh viện Phổi để cách ly, còn 58 người Việt được cách ly tại Trung tâm huấn luyện của quân đội.

Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung, Trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 Thành phố Hà Nội phát biểu chỉ đạo - Sputnik Việt Nam
Hà Nội họp khẩn khi dịch COVID-19 lan rộng ở Hàn Quốc

22 khách ngoại quốc gồm 20 công dân Hàn Quốc và 2 du khách Thái Lan được bố trí cách ly tại Bệnh viện Phổi Đà Nẵng. Tuy nhiên, nhiều du khách Hàn Quốc không chịu hợp tác và không thực hiện hợp tác cách ly theo yêu cầu. Trước thái độ bất hợp tác của khách du lịch Hàn Quốc, Đà Nẵng đã phải sắp xếp 20 người Hàn Quốc này trú tại một khách sạn 4 sao và tiến hành đưa về nước ngay trong tối 25.2.

Chiều 25.2, kênh truyền hình Hàn Quốc YTN đã bất ngờ đưa tin về tình trạng 20 du khách Hàn Quốc đang được cách ly ở Việt Nam với nội dung cho rằng, có một số du khách trong đoàn 20 người đang cầu cứu vì bị “giam cầm”. Đáng chú ý, theo nội dung đăng tải, các du khách Hàn Quốc cho rằng, điều kiện sinh hoạt ở Việt Nam quá tồi tệ, đồ ăn không đủ no, sáng chỉ được ăn một mẩu bánh mì và cơm không đủ ba bữa. Hình ảnh về “mẩu bánh mì” và hộp cơm “nghèo nàn” của Việt Nam cũng được chụp lại và đăng lên “làm bằng chứng”.

Trước phóng sự của YTN, cộng đồng mạng Việt Nam tỏ ra hết sức phẫn nộ vì những thông tin sai sự thật. Không phải là các “mẩu bánh mì” mà là những ổ bánh mì đầy đủ bình thường như người dân Việt Nam hay khách quốc tế đến Việt Nam du lịch đều ăn. Chưa kể đến việc, phần cơm của các vị khách Hàn Quốc được đặt tại một nhà hàng Hàn Quốc ở Đà Nẵng với khẩu phần giá 200 ngàn/người, tức tiêu chuẩn cao gấp 3 lần các công dân Việt Nam đang cách ly chỉ với 60 ngàn đồng/người. Đồng thời, trên các mạng xã hội hashtag #apologizetovietnam và #20KoreansStopLying được chia sẻ rộng rãi.

© Ảnh : Văn Dũng - TTXVNXe chở 20 hành khách Hàn Quốc từ Bệnh viện Phổi Đà Nẵng đến Sân bay Quốc tế Đà Nẵng.
Đà Nẵng đưa 18 khách Hàn Quốc về nước, ca nhiễm virus corona cuối cùng của Việt Nam ra viện - Sputnik Việt Nam
Xe chở 20 hành khách Hàn Quốc từ Bệnh viện Phổi Đà Nẵng đến Sân bay Quốc tế Đà Nẵng.

Theo đó, chỉ trong thời gian ngắn #apologizetovietnam đã leo lên top xu hướng (trending) thế giới, ở Việt Nam và lên cả top trending Hàn Quốc. Một số người nước ngoài sau khi tìm hiểu sự việc cũng chia sẻ hashtag này và yêu cầu người Hàn Quốc gửi lời xin lỗi đến Việt Nam. Đến hiện tại, làn sóng phản đối những thông tin sai sự thật liên quan đến 20 du khách Hàn Quốc vẫn đang gây sự chú ý và nội dung thảo luận từ người dùng các mạng xã hội.

Mỹ và Việt Nam hợp tác ứng phó với dịch virus corona

Nhằm cung cấp thông tin về một “Việt Nam an toàn” đến các đối tác sở tại trong bối cảnh dịch Covid-19 lan rộng, thời gian qua, Đại sứ quán Việt Nam tại Mỹ đã tăng cường triển khai nhiều hoạt động ngoại giao kinh tế để thúc đẩy hợp tác đầu tư, thương mại, du lịch giữa Việt Nam và Mỹ.

Trước những diễn biến khó lường của dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới virus corona gây ga, Đại sứ Hà Kim Ngọc, Đại Sứ quán Việt Nam tại Mỹ đã liên tục trao đổi với Bộ Y tế và Nhân sinh và Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh của Mỹ để nắm thông tin, cập nhật các nỗ lực chống dịch của Việt Nam và đề xuất các hình thức hợp tác y tế song phương cũng như giữa ASEAN và Mỹ, phát huy vai trò Chủ tịch ASEAN 2020 của Việt Nam.

Đồng thời, đối với cộng đồng người Việt Nam tại Mỹ, Đại sứ quán Việt Nam lưu ý các biện pháp tự bảo vệ, phòng chống dịch bệnh. Đến nay, tại Mỹ chưa ghi nhận trường hợp người Việt bị nhiễm virus corona chủng mới nào.

Đặc biệt, trong các cuộc tiếp xúc, gặp gỡ và trao đổi với các doanh nghiệp Mỹ, Đại sứ quán Việt Nam đã chia sẻ quyết tâm và các kết quả trong công tác chống dịch của Chính phủ, các cơ quan trung ương và địa phương của Việt Nam.

Về phần mình, các doanh nghiệp Mỹ đánh giá cao môi trường đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam, tin tưởng Việt Nam sẽ tiếp tục ứng phó hiệu quả với các thách thức, trong đó có dịch Covid-19.

 Siêu du thuyền quốc tế AIDAvita - Sputnik Việt Nam
Khách đi tàu từ vùng dịch COVID-2019 đến Quảng Ninh không được lên bờ

Tại cuộc tiếp xúc với Đại sứ Hà Kim Ngọc ngày 25.2, Chủ tịch Hội đồng Kinh doanh Mỹ-ASEAN (USABC) Alex Feldman khẳng định, đoàn doanh nghiệp Mỹ với hơn 40 thành viên sẽ triển khai chương trình xúc tiến đầu tư tại Việt Nam từ ngày 3 đến ngày 6.3 tới đây. Đồng thời, trong khuôn khổ chương trình đoàn sẽ có nhiều hoạt động tiếp xúc với Lãnh đạo Chính phủ và nhiều Bộ, ngành và làm việc với các doanh nghiệp, đối tác của Việt Nam. Qua hoạt động này, Hội đồng Kinh doanh Mỹ-ASEAN khẳng định tiếp tục tin tưởng vào các cơ hội hợp tác, đầu tư tại Việt Nam, và có những đóng góp thiết thực vào các hoạt động kỷ niệm 25 năm quan hệ ngoại giao Việt-Mỹ và năm Chủ tịch ASEAN 2020 của Việt Nam.

Trước đó, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Nông thôn Lê Quốc Doanh cùng với Đại sứ quán Việt Nam tại Mỹ đã tiến hành làm việc với lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và Văn phòng Đại diện Thương mại của Mỹ nhằm thúc đẩy hợp tác thương mại nông nghiệp giữa hai nước.

Đáng chú ý, ngoài tìm kiếm cơ hội ký kết các thỏa thuận mua thêm hàng nông nghiệp của Mỹ như thịt lợn, đậu tương, ngô, đoàn Việt Nam đã đề nghị phía Mỹ tạo điều kiện hơn nữa cho các mặt hàng nông sản của Việt Nam vào thị trường Mỹ như bưởi, xoài, vải và sớm công nhận cơ sở chiếu xạ tại miền Bắc thúc đẩy xuất khẩu nông sản Việt Nam vào Mỹ.

Xử nghiêm doanh nghiệp đưa lao động Việt tới vùng có dịch Covid-19

Trong cuộc họp bàn ứng phó dịch bệnh Covid-19 mới đây, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và xã hội Đào Ngọc Dung đã chỉ đạo xử lý nghiêm với các doanh nghiệp cố tình đưa lao động Việt Nam đi làm việc ở các khu vực có dịch Covid-19 tại nước ngoài.

Theo đó, Bộ trưởng yêu cầu đẩy mạnh tuyên truyền ứng dụng “Kết nối người lao động đang làm việc ở nước ngoài” (COLAB SOS) của Trung tâm Lao động ngoài nước. Tiếp tục có những bài viết chuyên sâu, thông tin, hướng dẫn các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 nhằm tạo sự lan tỏa mạnh mẽ trong cộng đồng lao động Việt Nam ở nước ngoài và người dân, đặc biệt là với các lao động Việt Nam tại Hàn Quốc, Đài Loan, Trung Quốc, Nhật Bản.

Nhân viên y tế tại một bệnh viện ở Suwon, Hàn Quốc. - Sputnik Việt Nam
Bộ Ngoại giao khuyến cáo công dân Việt Nam về dịch COVID-2019 tại Hàn Quốc

Bên cạnh đó, tích cực tuyên truyền, động viên, khuyến khích người lao động Việt Nam ở nước ngoài, nhất là tại địa phương như Daegu và Gyeongbuk (Hàn Quốc) tiếp tục yên tâm làm việc, hạn chế đi lại, không đến các vùng có dịch và không rời khỏi quốc gia, vùng lãnh thổ đó khi không cần thiết, nhằm hạn chế tối đa sự lây lan dịch bệnh.

Đặc biệt, yêu cầu các doanh nghiệp đưa người Việt Nam ra nước ngoài lao động cần chấm dứt ngay việc đưa lao động đi làm việc tại các khu vực có dịch. Các doanh nghiệp không chấp hành phải bị xử lý nghiêm, quyết liệt, triệt để.

Đại diện lao động tại các vùng có dịch cũng cần thực hiện các biện pháp tuyên truyền, khuyến cáo người lao động (kể cả lao động bất hợp pháp) chủ động khai báo y tế, theo dõi sức khỏe theo quy định của các nước sở tại trong trường hợp bị nhiễm hoặc nghi nhiễm coronavirus chủng mới, hoặc đến từ các vùng khác.

Đối với những lao động về nước từ vùng dịch do hết thời hạn hợp đồng, về trước thời hạn hợp đồng và những trường hợp cá biệt khác, yêu cầu cơ quan chức năng phối hợp thực hiện tiếp nhận và cách ly y tế, giám sát theo đúng quy định do Bộ Y tế ban hành.

Cục Quản lý lao động ngoài nước đề xuất các cấp có thẩm quyền có phương án chỉ đạo và ứng phó kịp thời khi tình hình dịch bệnh chuyển biến phức tạp, nhất là khu vực đúng tâm dịch.

Về vấn đề chính sách lao động, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và xã hội giao Cục Quan hệ lao động và tiền lương chủ trì, phối hợp với Vụ Pháp chế khẩn trương rà soát các quy định của pháp luật về lao động và các văn bản có liên quan, nhằm hướng dẫn các doanh nghiệp phương án xử lý do ảnh hưởng của dịch bệnh như: Các trường hợp người lao động được tiếp tục hưởng lương, các trường hợp ngừng việc, việc giải quyết chế độ ngừng việc, tiền lương ngừng việc cho người lao động, các trường hợp doanh nghiệp bị đình trệ sản xuất, kinh doanh.

Các dược sĩ Trường Đại học Dược Hà Nội pha chế, đóng gói dung dịch nước rửa tay khô phục vụ phòng chống dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19. - Sputnik Việt Nam
Covid-19: Mỹ khen Việt Nam kiểm soát tốt dịch bệnh do virus corona

Tại cuộc họp, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cũng chỉ đạo xử lý vấn đề tiếp nhận lao động là người Trung Quốc quay trở lại Việt Nam làm việc. Theo đó, Bộ trưởng giao Cục Quản lý lao động ngoài nước xây dựng phương án tiếp nhận có chọn lọc, theo trình tự chặt chẽ và có lộ trình đối với một số chuyên gia, lao động tại một số ngành nghề, lĩnh vực nhất định, xuất phát từ yêu cầu cấp thiết của công việc, công tác sản xuất, kinh doanh. Song song với đó, phải làm tốt công tác tuyên truyền, phổ biến nhằm ổn định tư tưởng của các lao động trong doanh nghiệp. Quan trọng nhất, tất cả các trường hợp lao động quay trở lại làm việc đều phải tuân thủ quy định của Bộ Y tế về việc kiểm tra sức khỏe, cách ly.

Theo báo cáo nhận được từ 60 địa phương, tổng số lao động Trung Quốc tại Việt Nam về nước ăn Tết Canh Tý là 26.904 người. Sau Tết, số lao động quay trở lại Việt Nam là 7.791 người. Tính đến thời điểm hiện tại, tổng số lao động Trung Quốc làm việc tại Việt Nam là 15.310 người. Toàn bộ 7.791 lao động trở lại làm việc ở 60 tỉnh, thành đều được đưa vào diện cách ly, theo dõi.

Theo ghi nhận của Bộ Lao động - Thương binh và xã hội, 4.948 lao động đã vào Việt Nam trên 14 ngày, có 4.743 trường hợp cách ly và có 11 ca nghi nhiễm; có 2.842 trường hợp đã vào Việt Nam dưới 14 ngày, có 1.908 trường hợp cách ly và có 3 ca nghi nhiễm.

© Sputnik / Kristina SavitskayaWHO khuyến cáo các biện pháp phòng ngừa Coronavirus
Đà Nẵng đưa 18 khách Hàn Quốc về nước, ca nhiễm virus corona cuối cùng của Việt Nam ra viện - Sputnik Việt Nam
WHO khuyến cáo các biện pháp phòng ngừa Coronavirus
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала