"Vào ngày 27 tháng 2, tại khu dân cư Behun, những người lính Thổ Nhĩ Kỳ đang trong đội hình chiến đấu của các nhóm khủng bố đã bị rơi vào tầm pháo kích của quân đội Syria", - trích thông cáo.
Tin nhấn mạnh rằng, theo dữ liệu từ phía Thổ Nhĩ Kỳ, "ở khu vực mà quân đội Thổ Nhĩ Kỳ bị bắn pháo không có đơn vị nào của quân đội Thổ Nhĩ Kỳ và về nguyên tắc họ không được có mặt tại đó".
Tin cho biết thêm rằng sau khi nhận được thông tin về quân đội Thổ Nhĩ Kỳ bị thương sau vụ bắn pháo của Nga, lực lượng quân đội Syria đã thực hiện các biện pháp ngừng bắn, và các binh sĩ Thổ Nhĩ Kỳ thiệt mạng và bị thương ở Idlib đã được sơ tán an toàn đến Thổ Nhĩ Kỳ.
Hàng không Nga không tấn công vào khu vực Idlib
Hàng không của Lực lượng Không gian vũ trụ Nga đã không tấn công trong khu vực dân cư Behun của Syria, nơi binh sĩ Thổ Nhĩ Kỳ tử trận. Điều này cũng được nêu trong tuyên bố của Bộ Quốc phòng Nga, được công bố vào thứ Sáu.
"Trong vùng làng Behun không sử dụng hàng không của Lực lượng Không gian vũ trụ Nga", - thông cáo cho biết.
"Vào ngày 27 tháng 2 năm 2020, tại khu vực xuống thang Idlib, các hình thái của nhóm khủng bố Khayyat Tahrir al-Sham* đã cố gắng tiến hành một chiến dịch tấn công quy mô trên một mặt trận rộng lớn, nhằm vào các vị trí đóng quân của lực lượng chính phủ Syria", - trích thông cáo.
Cần nhấn mạnh rằng Trung tâm Hòa giải Nga các bên tham chiến liên lạc thường xuyên với Trung tâm Điều phối Idlib của Thổ Nhĩ Kỳ để loại bỏ mọi mối đe dọa an ninh.
"Trong 24 giờ qua, đại diện của Trung tâm Hòa giải Nga các bên tham chiến liên tục yêu cầu và xác nhận từ các đồng nghiệp Thổ Nhĩ Kỳ tọa độ vị trí của tất cả các đơn vị của lực lượng vũ trang Thổ Nhĩ Kỳ nằm gần khu vực hoạt động khủng bố", - thông cáo cho biết thêm.
Nghĩa vụ không được thực hiện
Trước đó, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov nói rằng Thổ Nhĩ Kỳ không thể thực hiện một số cam kết chính để giải quyết các vấn đề xung quanh Idlib của Syria. Cụ thể, Thổ Nhĩ Kỳ không tách rời phe đối lập vũ trang, trong khi phe này sẵn sàng thay mặt quân khủng bố đối thoại với chính phủ trong khuôn khổ tiến trình chính trị. Cụ thể, trong bản ghi nhớ Nga-Thổ Nhĩ Kỳ ngày 18 tháng 9 năm 2018, ký kết sau cuộc họp của Tổng thống Putin và Erdogan, có nêu rõ về sự duy trì hiện trạng hiện diện của quân đội Thổ Nhĩ Kỳ, nhưng với điều kiện đưa tất cả các nhóm cực đoan khủng bố ra khỏi khu vực xuống thang Idlib cho đến ngày 15 tháng 10 năm 2018. Tài liệu cũng được quy định rằng "các biện pháp hiệu quả sẽ được thực hiện để đảm bảo cho chế độ ổn định về chấm dứt chiến sự" trong biên giới của khu vực này. Khoản 7 của bản ghi nhớ quy định về việc tuân tra chung Nga-Thổ Nhĩ Kỳ trong khu vực.
* Nhóm khủng bố bị cấm ở Nga.