Các chuyên gia tin các biện pháp như vậy sẽ chỉ làm trầm trọng thêm tình trạng khó khăn của nền kinh tế tại khu vực hành chính đặc biệt.
Tổng cộng, ngân sách Hồng Kông giai đoạn 2020-2021 cung cấp khoảng 120 tỷ đô la Hồng Kông (15 tỷ đô la) để khắc phục hậu quả của "ba sự kiện tiêu cực". Đầu tiên là cuộc chiến thương mại giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ. Thứ hai là các cuộc biểu tình kéo dài vài tháng và gây ra thiệt hại to lớn cho nền kinh tế địa phương. Cuối cùng, dịch coronavirus đã trở thành, như người ta có thể nói, phát súng ân huệ. Bộ trưởng Tài chính Hồng Kông Paul Chan, công bố ngân sách cho năm tới, cho biết năm 2019 nền kinh tế suy giảm 1,2% và dự báo năm 2020 mức tăng trưởng giảm từ 0,5% - 1,5% .
Để duy trì hoạt động kinh tế và mức sống, chính quyền quyết định thực hiện một số biện pháp. Đầu tiên, sẽ miễn thuế kinh doanh đối với các công ty và thuế thu nhập đối với cá nhân. Số tiền miễn trừ không vượt quá 20 nghìn đô la Hồng Kông trong mỗi trường hợp. Ngoài ra, chính quyền có kế hoạch tung tiền mặt một lần vào một số ngành công nghiệp: phục vụ, công ty vận tải, du lịch, văn hóa và nghệ thuật. 16,9 tỷ đô la Hồng Kông được chi ra cho mục đích này. Các gia đình nghèo cũng nhận được trợ cấp: họ được miễn tiền thuê nhà trong một tháng, cũng như được trợ cấp một lần. Cuối cùng, không có ngoại lệ, tất cả người dân địa phương trên 18 tuổi được nhận 10000 đô la Hồng Kông để hỗ trợ mức tiêu dùng. Như Bộ trưởng Tài chính Hồng Kông cho biết, nếu không có các biện pháp này, người dân và các công ty sẽ không thể tìm ra cách thoát khỏi tình trạng khó khăn hiện tại.
Cuộc chiến thương mại, dịch coronavirus và các yếu tố tiêu cực bên ngoài khác gây áp lực không chỉ đối với nền kinh tế của Hương Cảng, mà còn trên khắp Trung Quốc. Không thể đứng vững nếu không có các biện pháp hỗ trợ. Bộ Công nghiệp - Tin học Trung Quốc gần đây cho biết trong cả nước, các doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ được hưởng ưu đãi thuế và trợ cấp, bao gồm cả việc trả chậm cho tiêu dùng điện và khí đốt. Ngoài ra, tất cả các công ty ở tỉnh Hồ Bắc, nơi chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của coronavirus, cũng như các doanh nghiệp vừa, nhỏ ở các khu vực khác, được phép không phải đóng góp cho quỹ hưu trí, bảo hiểm lao động cho đến tháng Sáu. Mặt khác, trợ cấp tiền mặt đơn giản có thể không mang lại hiệu quả mong muốn, mà còn làm trầm trọng thêm tình hình kinh tế khó khăn, Mei Xinyu, chuyên gia từ Trung tâm Hợp tác Kinh tế và Thương mại Quốc tế thuộc Bộ Thương mại, nói trong một cuộc phỏng vấn với Sputnik.
«Là một nhà kinh tế, tôi không tán thành chính sách “uống rượu độc để làm dịu cơn khát». Ngay cả khi điều này có ích trong ngắn hạn, về lâu dài các biện pháp như vậy sẽ không có hiệu quả, đặc biệt là trong việc duy trì trật tự công cộng hoặc cải thiện tình hình kinh tế. Ngược lại, khó khăn sẽ tăng lên mỗi ngày. Sự phát triển kinh tế của Hồng Kông được tạo ra chủ yếu bởi lao động của chính người dân Hồng Kông. Và rồi đột nhiên chính quyền Hương Cảng đề nghị phát không tiền cho mọi người. Điều này thật tuyệt vời. Tôi nghĩ nếu Hồng Kông muốn khắc phục tình hình kinh tế thì cần phải theo đúng đường lối, duy trì trật tự công cộng, tạo bầu không khí thuận lợi, tuân thủ các giá trị đúng đắn và loại bỏ ảnh hưởng của các yếu tố tiêu cực. Cư dân Hồng Kông cần được khuyến khích tạo ra giá trị lao động để tập trung vào nỗ lực của chính họ. Và nếu mỗi người đều nhận được khoản tiền, kể cả những người tham gia các cuộc biểu tình rầm rộ, điều này sẽ không mang lại bất kỳ lợi ích nào cho nền kinh tế và sẽ không giải quyết được vấn đề chống lại suy thoái kinh tế».
At another part of King’s Road, an even longer queue has formed with a poster for the Hong Kong Community Anti-Coronavirus Link at the head of it
— Aaron Mc Nicholas (@aaronMCN) February 27, 2020
The group is different, but those joining the queue have the same white paper slips from the Quanzhou association ready to go pic.twitter.com/47qp1YStoF
Các biện pháp hỗ trợ do chính phủ công bố có thể làm trầm trọng thêm tình hình tài chính vốn đã khó khăn của Hồng Kông. Theo William Chan từ Grant Thornton Hong Kong, hệ thống thuế cần phải được cải cách, bởi vì trong tình huống khủng hoảng, người ta không thể chỉ dựa vào doanh thu từ bán đất và lệ phí nhà nước - cần đa dạng hóa nguồn thu nhập. Phát tiền mặt không phải là một giải pháp, vì còn đó các vấn đề hạ tầng cơ bản - thiếu nhà ở hoặc công việc - không góp phần cải thiện mức sống bền vững và lâu dài. Các biện pháp hiện nay chủ yếu được thúc đẩy bởi động cơ dân túy để làm dịu căng thẳng xã hội. Nhưng phải làm gì với lỗ hổng trong ngân sách — còn chưa ai biết. Bộ trưởng Tài chính Paul Chan thừa nhận việc lần đầu tiên sau 15 năm, đã ghi nhận sự thâm hụt ngân sách trong quý 1 năm 2020 tại Hồng Kông. Và trong cả năm tài chính, thâm hụt sẽ tăng lên đến 4,8% GDP.