Chính quyền yêu cầu dân chúng giữ bình tĩnh và chuẩn bị đương đầu với dịch bệnh.
«Tôi sẽ không chìa tay»
«Anh làm cái gì vậy? Không được!» - đồng nghiệp người Pháp kêu lên, nhìn vào bàn tay đang chìa ra thân thiện. Còn nhân viên giao hàng vừa cười vừa kể lại chuyện người phụ nữ đặt mua sushi yêu cầu anh cứ để cái túi với món đồ ăn trước cửa chứ bà ta không muốn ra nhận trực tiếp.
Có thực tế như vậy. Không ai đặc biệt sợ cúm, căn bệnh mà hồi mùa đông 2018-2019 đã cướp đi 8.000 sinh mạng người Pháp. Thế nhưng với coronavirus, mọi thứ đã đổi khác.
Hàng ngày, từ màn hình TV, các thầy thuốc và quan chức kêu gọi dân chúng rửa tay thường xuyên hơn, thậm chí còn chỉ vẽ nên làm thế nào cho đúng. Và điều này là không thừa, bởi người Pháp khá coi nhẹ chuyện vệ sinh cá nhân: theo một cuộc khảo sát gần đây, phần lớn công dân của đất nước văn minh này không rửa tay trước khi ăn (51%) và gần 1/3 (29%) thậm chí không rửa tay, xin lỗi nhé, sau khi đi vệ sinh!
Fourth coronavirus death confirmed in France https://t.co/yYW4HmFmvx
— Šçötłãńdīŷå (@BentBladi0) March 3, 2020
Còn thêm một lời kêu gọi nữa: từ bỏ những cái bắt tay và bisou-bisou - những nụ hôn truyền thống trên má như cử chỉ chào hỏi. Tất cả mọi người đều hôn lên má nhau, không phân biệt giới tính. Có lần báo chí Pháp đã trích dẫn nguồn thân cận trong các cộng sự xung quanh bà Angela Merkel, tiết lộ rằng Thủ tướng Đức rất không ưa thói quen này của Tổng thống Pháp thời bấy giờ là ông Nicolas Sarkozy, và bà thích người tiền nhiệm của ông này là Tổng thống Jacques Chirac, thường lịch thiệp đặt cái hôn phớt qua lên tay nữ chính trị gia Đức. Tuy nhiên, sau đó bà Merkel đã buộc phải quen, khi thấy các ông Francois Hollande và Emmanuel Macron cũng lao tới hôn nhau.
Bây giờ bà Merkel đã có thể thở phào nhẹ nhõm: vì sợ bị lây nhiễm virus và tuân theo lời khuyên của các bác sĩ, ông Macron không những ngừng hôn mà còn không cả bắt tay nữa.
Cái bắt tay giữa các cầu thủ và trọng tài cũng bị hủy bỏ trong các trận đấu của Giải Vô địch Pháp. Đó là những khuyến nghị mới của Liên đoàn Bóng đá.
Trong các mạng xã hội, mọi người sôi nổi thảo luận về cách thay thế động tác chào hỏi thông thường. Đang xem xét các phương án khác nhau: một cái gật đầu hình thức, một cái vẫy tay, động tác «wai» vái chào truyền thống của Thái Lan với hai bàn tay chắp trước mặt, thậm chí thay bắt tay bằng «bắt chân» ("footshake" - chạm chân nhau), v.v…
"Tôi nghĩ rằng chỉ đến cuối tuần là tất cả sẽ quen, người Paris sẽ chào hỏi nhau bằng cách chạm khuỷu tay, chạm chân hoặc mỉm cười với nhau", - ứng viên Thị trưởng Paris Agnes Buzen nói, ông là người mới rời cương vị đứng đầu Bộ Y tế vừa hai tuần trước để tham dự cuộc đua tranh chức lãnh đạo thủ đô Pháp.
Không mua khẩu trang
Nỗi lo sợ khiến mọi người tích trữ các phương tiện bảo vệ chống lây nhiễm. Trong vài tuần nay đã khan hiếm khẩu trang y tế - không thể tìm thấy chúng ở các hiệu thuốc. Chẳng phải là không có sự cố: ở Marseille, những đối tượng chưa rõ tung tích đã đột nhập bệnh viện và lấy trộm 2.000 chiếc khẩu trang che mặt dành cho chuyên viên phẫu thuật.
Hôm thứ Ba, Tổng thống Pháp công bố quyết định rút ra toàn bộ dự trữ khẩu trang và nắm quyền kiểm soát khâu sản xuất: phương tiện giữ vệ sinh này sẽ được cấp phát riêng cho bác sĩ, nhân viên y tế và người bệnh.
Mặt hàng chất khử trùng gel nước có cồn để làm sạch tay được yêu cầu rất nhiều. Theo dữ liệu của Thứ trưởng Bộ Kinh tế và Tài chính Agnes Panier-Runes, doanh số bán thứ này tăng đột ngột dù mức giá đắt hơn gấp đôi hoặc ba lần. Chính quyền đã suy tính đến việc khống chế giá để tránh đầu cơ nếu có thể. Đại diện Bộ Kinh tế cũng yêu cầu dân chúng hãy tỏ ra là người văn minh, thể hiện sự đoàn kết và không tích trữ những phương tiện vệ sinh một cách vô lý trong khi những người khác cần mà không có.
Trong khi đó, vì sợ khan hiếm, một số người Pháp hành xử theo lối ngược lại. Doanh số bán mì ống trong những ngày gần đây đã tăng gấp rưỡi, bột, gạo, dầu thực vật – đắt giá hơn 1/3. Đại diện các chuỗi bán lẻ cam đoan sẽ không có chuyện khan hiếm, các kho đầy hàng, nhưng quang cảnh những chiếc kệ trống vẫn xui mọi người nối hàng dài trước quầy thu ngân với những chiếc xe đẩy chất đầy ắp các nhu yếu phẩm.
📊NEW exclusive #COVID19 comparison:
— GHoeberX (@ghoeberx) March 3, 2020
To give my alarming tweets about #France yesterday a visual representation, I made the chart below.
UK, Italy and France are all plotted on the same scale. South Korea is testing so much, I had to give Korea a different Y-axis.
And France..🤨 pic.twitter.com/aSj7Y8lpOY
Thêm một chi tiết thú vị khác: lượng bán cuốn tiểu thuyết «Dịch hạch» của văn hào Albert Camus bỗng nhiên tăng vọt. Theo dữ liệu của dịch vụ thống kê Ediasat – sách «cháy hàng» gấp 4 lần. Và mặc dù Camus gửi gắm tư duy có ý nghĩa triết học của ông trong cuốn tiểu thuyết nói về sự lan tràn «cơn dịch hạch nâu» là chủ nghĩa quốc xã, nhưng rõ ràng là các độc giả hôm nay bị cuốn hút bởi những trang sách mô tả về dịch bệnh tử thần.
Hủy bỏ các sự kiện đại chúng
Hôm thứ Ba, số ca nhiễm bệnh viêm phổi cấp ở Pháp vượt quá 200 người, 4 người chết. Nhà chức trách đang nói về «giai đoạn thứ hai» lây lan virus: đại dịch chưa bắt đầu, nhưng nó có thể sắp xảy ra. Các thầy thuốc đang làm tất cả để ngăn chặn kịch bản như vậy. Những người bệnh bị cô lập, trong mỗi trường hợp người ta đều cố gắng tìm «bệnh nhân số 1» - người đã lây nhiễm coronavirus cho khu vực này hay vùng kia cụ thể. Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng xác minh được: sự lây lan virus đang vượt khỏi tầm kiểm soát.
Hầu hết các trường hợp mắc bệnh do coronavirus hiện nay là ở phía bắc đất nước (Lille), ở khu vực thủ đô, vùng Auvergne-Rhone-Alpes (Lyon), cũng như ở phía tây - ở Bretagne. Chính quyền CH Pháp đã ra lệnh hủy bỏ hoặc dời mốc tiến hành các cuộc tụ họp tập trung đông trong các gian hội trường hay khán phòng kín với sự tham gia của hơn 5.000 người và đề nghị giải quyết các vấn đề còn lại ở các điểm nhỏ lẻ địa phương.
Ở Paris, một ngày trước khi kết thúc công việc của Hội chợ Nông nghiệp lừng danh, đã huỷ tiến hành trưng bày sách cũng như đại hội các chuyên gia hậu cần và vận tải, ở thủ đô và các thành phố lớn dời lịch tổ chức nhiều cuộc triển lãm và hòa nhạc chuyên nghiệp lớn.
Trường học tạm đóng cửa tại các hạt Oise, Haute-Savoie, Morbihan, gần 50.000 học sinh ngồi nhà. Cũng tại Morbihan, tối thiểu trong hai tuần, cấm ngặt tất cả các cuộc tụ họp. Thậm chí các buổi lễ cầu nguyện của nhà thờ cũng được chuyển sang phát trên radio.
Mảng hoạt động xã hội khiến chính quyền lo ngại đặc biệt là các sự kiện thể thao. Chẳng hạn, tại Paris, bán kết marathon quốc tế đã bị hủy bỏ. Theo lời Bộ trưởng Y tế Olivier Véran, 20% số thành viên tham gia thường đến từ nước ngoài, trên đường chạy người ta ho hắng khạc nhổ, làm tăng nguy cơ lây lan dịch bệnh. Trong khi đó, cuộc đua xe đạp Paris-Nice vẫn diễn ra: nhà chức trách tin rằng trong các đội tuyển chuyên nghiệp thì các VĐV đều qua khâu kiểm tra nhiễm trùng nghiêm khắc.
Rơi vào nguy cơ de doạ có cả nhiều trận bóng đá. Ví dụ, trận đấu của Champions League Paris PSG và Dortmund «Borussia», như Bộ trưởng Bộ Thể thao Roxana Maracineanu cho biết, có thể được tiến hành trong cảnh các khán đài trống rỗng.
Đóng cửa Bảo tàng Louvre và cuộc phản đối của tài xế xe buýt
Dòng thác thông báo và tin đồn về coronavirus gây cơn thần kinh khó chịu cho cư dân. Nhiều thư yêu cầu chủ thuê lao động cho phép nhân viên làm việc từ xa tại gia, không hiếm những người tuyệt nhiên không đến sở làm nữa.
Quyền từ chối làm việc trong trường hợp có nguy hiểm đến tính mạng hoặc sức khỏe được quy định trong Luật Lao động của Pháp. Mỗi nhân viên có thể thông qua quyết định riêng phù hợp, thậm chí không cần (nhưng vẫn nên) thông báo với sếp. Và hình thức phạt nào đó chỉ được cho phép nếu xác minh làm rõ được rằng thực ra không hề có mối nguy hiểm nào.
Vậy là, các nhân viên của cơ sở trưng bày nghệ thuật lừng danh luôn nhiều khách thăm nhất thế giới là Bảo tàng Louvre đã sử dụng quyền từ chối làm việc. Các nhân viên này cho rằng trong bối cảnh lây lan coronavirus, thật quá nguy hiểm khi suốt ngày ở trong một không gian kín có hàng nghìn người đi qua, hầu hết là du khách. Quyết định từ chối làm việc là của cả tập thể và dẫn đến việc đóng cửa Bảo tàng trong mấy ngày. Các nhân viên muốn để Ban Giám đốc phải thực thi những biện pháp bảo vệ bổ sung: đảm bảo cấp cho mọi người «chất khử trùng» và tạo cơ hội giữ khoảng cách với đám đông khách tham quan.
Trong khu vực đô thị, hơn 200 tài xế xe buýt không đi làm. Họ kiên quyết yêu cầu để hành khách chỉ lên xuống xe qua cửa sau và phải tách biệt cách ly cabin lái, cung cấp cho mỗi tài xế một bộ găng tay và khẩu trang y tế, cũng như khử trùng khoang xe khi trở về từ mỗi hành trình.